Theo tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nghiên cứu được thực hiện cho thấy một khẩu phần đồ uống có đường hằng ngày có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch của một người.
Uống đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ảnh: Internet
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra các giáo viên nữ tại trường Đại học California San Diego ở Mỹ, họ không được chẩn đoán mắc bệnh tim, đột quỵ hoặc đái tháo đường trước khi tham gia và phát hiện ra rằng những người uống một hoặc nhiều đồ uống có đường hằng ngày có nguy cơ cao hơn 42% phát triển bệnh tim mạch so với những người không hoặc hiếm khi uống những đồ uống này. Những người tham gia uống nước ngọt (hay còn gọi là soda) hằng ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch 23% so với những người không hoặc hiếm khi uống nước ngọt.
Trong các nghiên cứu, nhằm kiểm tra tầm ảnh hưởng của đồ uống có đường bao gồm nước ngọt, nước ngọt đóng chai hoặc trà và nước trái cây có thêm đường, có hương vị. Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu nhóm đối tượng báo cáo số lượng những đồ uống có đường họ dùng hằng ngày và sử dụng hồ sơ y tế tại bệnh viện để xác định xem có bất kỳ ai bị đau tim, đột quỵ hay phải phẫu thuật động mạch trong quá trình nghiên cứu.
"Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch theo nhiều cách" - tác giả chính của nghiên cứu Cheryl Anderson, giáo sư về sức khỏe gia đình và công cộng tại Đại học California, San Diego, cho biết.
Theo Cheryl Anderson: "Nó làm tăng nồng độ glucose và nồng độ insulin trong máu, có thể làm tăng sự thèm ăn và dẫn đến béo phì, một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch".
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyên rằng nên giới hạn lượng đường bổ sung mà bạn tiêu thụ ở mức không quá một nửa lượng calo cho phép tùy ý hằng ngày. Đối với hầu hết phụ nữ, đó là không nhiều hơn 100 calo mỗi ngày, tương đương khoảng sáu muỗng cà phê đường. Đối với nam giới, đó là 150 calo mỗi ngày, hoặc khoảng chín muỗng cà phê. Điểm mà nghiên cứu này đang cố gắng đưa ra là việc giảm đồ uống có đường mỗi ngày không phải là cách tốt nhất, điều quan trọng là hãy luôn đọc những nhãn đó để kiểm tra lượng đường bổ sung mà bạn đang tiêu thụ. (Theo Eatthis)