Chúng ta thực sự cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Nước chiếm đến 60%-70% trọng lượng cơ thể, cho phép các cơ quan nội tạng hoạt động, giữ cho các khớp luôn được bôi trơn và mang chất dinh dưỡng đến các tế bào. Ngoài ra, nước còn cung cấp độ ẩm cho da, đảm bảo độ sáng và giúp da luôn khỏe mạnh.  

Melissa Majumdar, chuyên gia dinh dưỡng thuộc Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng, cho biết nếu cơ thể bị mất nước, chúng ta có thể bị buồn nôn, chán ăn, không thể tập trung và khó thực hiện các hoạt động thể chất (mang vác, tập gym...).

Uống bao nhiêu nước trong một ngày là đủ? 

Theo National Academy of Medicine (Học viện Y khoa Quốc gia, trước đây gọi là Viện Y học), phụ nữ trung bình nên uống khoảng 2,7 lít (tổng lượng nước từ tất cả loại đồ uống, thực phẩm, trái cây...) và con số này ở nam giới là 3,7 lít.

Khoảng 80% tổng lượng nước trong cơ thể đến từ nước uống và đồ uống (bao gồm cả đồ uống chứa caffein) và 20% còn lại có nguồn gốc từ thực phẩm.

uong-nuoc-moi-ngay

Mỗi người sẽ có nhu cầu tiêu thụ nước khác nhau. Ảnh: Internet

“Đó là một khuyến nghị rất chung chung” - Majumdar giải thích. Cô nói rằng các yếu tố gồm mức độ hoạt động, thành phần cơ thể và thậm chí cả khí hậu đều đóng một vai trò quan trọng trong nhu cầu uống nước của một người. 

“Nếu bạn là một vận động viên chạy đường dài (mất nhiều nước do mồ hôi), đặc biệt là trong điều kiện nóng ẩm, bạn sẽ cần nhiều nước hơn so với một người chạy bộ trong phòng tập thể dục” - cô nói thêm. 

Bên cạnh đó, các tế bào cơ có nồng độ nước cao hơn tế bào mỡ, nên những người có khối lượng cơ nạc nhiều hơn sẽ có nhu cầu uống nước cao hơn. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ nước như mang thai và cho con bú, bệnh tật và nhiệt độ khắc nghiệt (cả nóng và lạnh).

Majumdar cho biết có rất nhiều quan niệm cho rằng cà phê khiến cơ thể mất nước, tuy nhiên việc này hoàn toàn sai lầm, thay vào đó là rượu. Rượu có tác dụng lợi tiểu và làm tăng nguy cơ mất nước, trong khi cà phê và trà cung cấp chất lỏng và “ngậm nước”.

Nước ngọt cũng là nước nhưng chúng ta cần hạn chế các đồ uống có đường càng nhiều càng tốt. Thay vào đó, người dùng nên uống sữa để bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, canxi và vitamin D hoặc sử dụng nước ép trái cây 100% (cũng không nên uống quá nhiều). 

Uống nhiều nước có thực sự tốt? 

Trong thực tế, các vận động viên chạy bền uống nhiều nước (không có chất điện giải) có nguy cơ bị hạ nồng độ natri trong máu và nguy hiểm đến mạng. 

Theo Wendy Sterling, chuyên gia dinh dưỡng và là đồng tác giả của cuốn sách How to Nourish Your Child Through an Eating Disorder, việc uống nước đầy đủ sẽ khiến cơ thể hoạt động tốt hơn. “Hãy mang theo chai nước như một vật bất ly thân. Nếu cảm thấy nước có vị quá nhạt, bạn có thể thêm vào một vài lát chanh hoặc cam” - Majumdar khuyên.

Tóm lại, mỗi người sẽ có nhu cầu tiêu thụ nước khác nhau, quan trọng là cần chú ý thời điểm, tốt nhất là nên uống nước khi vừa ngủ dậy, khi vận động nhiều... Trong trường hợp thấy khát khi ăn, bạn có thể sử dụng sữa chua thay vì nước để tránh làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn.

Cách làm nước rửa tay kháng khuẩn từ nha đam, giấm và tinh dầu
Cách làm nước rửa tay kháng khuẩn từ nha đam, giấm và tinh dầu
(PLO)- Chỉ cần một vài thành phần, chẳng hạn như nha đam, giấm, tinh dầu bạn có thể tự làm cho mình nước rửa tay kháng khuẩn. Nó vừa đơn giản, tiết kiệm, không gây độc hại và có thể giữ cho bàn tay luôn sạch sẽ trong giai đoạn đáng lo ngại này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm