Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn chocolate không?

Theo Healthline, nhiều người nghĩ rằng nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bạn nên giới hạn tất cả các loại đồ ngọt. Nhưng trên thực tế, một số đồ ngọt an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và chocolate đen là một lựa chọn tốt.

Lợi ích tiềm năng của chocolate

Chocolate đen chứa các chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch, khi tiêu thụ ở mức vừa phải nó có thể mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể, bao gồm cả hạ đường huyết. 

Nên chọn chocolate đen có tối thiểu 70% ca cao, vì chúng được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm khả năng kháng insulin của cơ thể, giúp quá trình chuyển hóa đường trong máu diễn ra thuận lợi hơn và giúp giảm cảm giác thèm ăn. 

Bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn sô cô la nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, chỉ cần tiêu thụ nó ở mức độ vừa phải. Ảnh: Unsplash

Ngoài việc thỏa mãn cảm giác thèm ăn, chocolate có thể có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là chocolate đen.

Một nhóm hóa chất thực vật được gọi là flavonoid có trong chocolate đen có thể giúp giảm kháng insulin và cải thiện độ nhạy insulin. Nó cũng có thể giúp giảm đông máu.

Bên cạnh đó, flavonoid cũng có thể cải thiện chức năng nội mô, làm giảm sức đề kháng insulin và giảm rủi ro các vấn đề tim mạch trong tương lai.

Anna Simos, chuyên gia giáo dục và chăm sóc bệnh tiểu đường tại Stanford Health Care ở Palo Alto, California cho biết: "Các chất chống oxy hóa trong chocolate giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này giúp giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên và giảm tình trạng kháng insulin, điều mà chúng ta thấy ở bệnh tiểu đường loại 2."

Dù vậy, không phải tất cả các loại chocolate đều tốt cho sức khỏe, chocolate trắng và sô cô la sữa không có nhiều lợi ích sức khỏe như chocolate đen.

Hàm lượng chất béo trong chocolate trắng và chocolate sữa khá cao, khi tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về lượng đường trong máu và tăng cân.

Một chế độ ăn uống cân bằng cho bệnh tiểu đường

Khi bạn bị tiểu đường, ăn một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng. Nó không chỉ là một phần của lối sống lành mạnh, mà còn là một phần trong kế hoạch điều trị của bạn. 

Cùng với hoạt động thể chất thường xuyên, một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp giữ mức đường huyết của bạn ở mức bình thường và giữ cho cân nặng ổn định.

Cân nặng hợp lý có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Bệnh tiểu đường thường có thể được kiểm soát bằng cách kết hợp như: theo dõi những gì bạn ăn và uống, hoạt động thể chất thường xuyên, dùng thuốc tiểu đường theo chỉ định.

Một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm: rau, trái cây, các loại ngũ cốc, thịt nạc protein, sữa ít béo.

Các chất béo có lợi cho tim như: dầu ô liu, các loại hạt, cá, trái bơ.

Cố gắng hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, ngũ cốc chế biến và thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm