Người vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy trường hợp có thể bị chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án, bị bắt giữ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Các nhà báo đợi trước cửa phòng xử án TAND TP.HCM để đưa tường thuật một phiên tòa. Ảnh: HTD
Trong Nội quy phiên tòa chính thức lần này, hoạt động tác nghiệp báo chí (ghi âm, ghi hình, chụp ảnh) chỉ được quy định chung chung là “chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa, tuân thủ các quy định của pháp luật” (trong dự thảo ban đầu đề xuất trao quyền cho chủ tọa phiên tòa xem xét, quyết định).
Nhà báo Hồng Chuyên (báo Điện Tử Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông) nhận xét: “Việc buộc nhà báo phải xuất trình cả thẻ nhà báo lẫn giấy giới thiệu công tác sẽ hạn chế rất lớn đến hoạt động tác nghiệp của các nhà báo chưa đủ điều kiện cấp thẻ. Đây là quy định lạc hậu và vi phạm Luật Báo chí. Luật Báo chí quy định nhà báo chỉ cần có thẻ nhà báo là có thể tác nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nghị định 159/2013 của Chính phủ còn tiến bộ hơn khi ghi nhận cả lao động của những phóng viên chưa có thẻ”.
Theo nhà báo Hồng Chuyên, với điều kiện hiện hành là phóng viên phải công tác liên tục ba năm mới được cấp thẻ nhà báo, những cơ quan báo chí nào mới thành lập chưa đủ ba năm sẽ phải gánh chịu hậu quả từ quy định của TAND Tối cao khi muốn tham dự phiên tòa để thông tin.
BÌNH MINH