Sự bành trướng và hành động xây dựng đảo nhân tạo trong vùng Biển Đông của Trung Quốc đã làm leo thang căng thẳng giữa các nước Đông Nam Á, và sự hợp tác giữa Nhật Bản cùng Phillipines có thể sẽ được Bắc Kinh xem như một hỗ trợ ngầm từ Nhật Bản cho Phillipines tranh chấp quyền sở hữu lãnh hải đang diễn biến phức tạp.
Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 2 châu Á sau Trung Quốc, hàng năm có 5 nghìn tỉ USD giá trị hàng hóa đi qua tuyến đường thương mại trên Biển Đông.
Máy bay P3-C Orion của Nhật Bản tại Puerto Princesa, miền Tây Phillipine vào ngày 23-6-2015. (Ảnh: Reuters)
“Chắc chắn Nhật Bản không hề có bất kỳ mối quan tâm về lãnh thổ nào trong Biển Đông, nhưng an ninh quốc gia của chính Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng cực kỳ lớn bởi bất cứ sự bất ổn và xung đột nào ở nơi đó, khiến nước này trở thành một bên liên quan chính đáng,” Corey Wallace, một chuyên gia về an ninh và chính sách quốc phòng Nhật Bản tại Trung tâm Nghiên cứu Úc-Nhật tại Canberra nói.
Đầu năm nay, Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội 7 Hoa Kỳ, đã nói rằng tàu tuần tra Nhật Bản có thể hỗ trợ cho Mỹ giám sát hoạt động của Trung Quốc trong vùng tranh chấp đang nóng lên.
“Tôi nghĩ các đồng minh, đối tác và bạn bè trong khu vực sẽ ngày càng xem Nhật Bản là một giải pháp giúp ổn định hơn,” Đô đốc Thomas nói trong một cuộc phỏng vấn. “Ở vùng Biển Đông, thẳng thắn mà nói, đội tàu đánh cá, tàu tuần duyên và hải quân Trung Quốc đang vượt trội so với các nước láng giềng.”
Chiếc máy bay Nhật Bản đã có đường bay gần với quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang xây dựng những đảo nhân tạo nơi ấy, trong đó có đảo đủ lớn để làm sân bay.
“Chúng tôi tập luyện tìm kiếm và cứu hộ, cần thiết cho bất cứ hoạt động hỗ trợ thiên tai, nhân đạo nào,” Đại tá Jonas Lumawag của Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết tại sân bay quốc tế Puerta Princesa trên đảo Palawan. Và theo ông nói rằng những hoạt động này là để hỗ trợ cho mỏ dầu nằm cách đó khoảng 50 dặm về phía Tây.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi ở đây và thực hiện loại hoạt động này với Phillipines,” Chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Hiromi Hamano, người đứng đầu hải quân Nhật, cho biết sau khi máy bay trở về Palawan.
Trong khi hợp tác cùng với Mỹ, Phillipines cũng đã bắt đầu diễn tập quân sự trong khu vực này vào tuần trước.
“Chúng tôi hy vọng các bên liên quan không trở nên kích động, hoặc thậm chí là tạo căng thẳng trong khu vực. Và chúng tôi hy vọng các bên quan tâm có thể làm nhiều hơn để góp phần cho hòa bình và ổn định trong khu vực chứ không phải là ngược lại,” Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói trong một cuộc họp báo.