Theo đó, Nga đang ngày càng gây ảnh hưởng tích cực ở cả châu Âu và Trung Đông, đồng thời còn "chia sẻ" tham vọng "xoay trục sang châu Á" của Mỹ.
Xét về một số lĩnh vực như kinh tế thì Mỹ mạnh hơn Nga đáng kể. Tuy nhiên, hai cường quốc vẫn đang tích cực trong cuộc chiến địa chính trị.
Để so sánh cuộc chiến địa chính trị này, một hãng truyền thông quốc tế đã theo dõi tất cả chuyến đi quốc tế 2015" của các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Nga: Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov.
Theo đó, trong năm 2015, ông Kerry đến thăm chính thức 41 quốc gia, trong khi con số này của với ông Lavrov là 26. Trong số đó, có 17 quốc gia cả hai nhà ngoại giao đều có chuyến thăm. Điều này có nghĩa rằng ông Kerry đến thăm hầu hết quốc gia mà ông Lavrov đến.
Các quốc gia mà ông Kerry đến thăm (màu xanh) và ông Lavrov đến thăm (màu đỏ). Màu hồng là các quốc gia cả hai nhà ngoại giao đều đến thăm. Ảnh: RFE/RL
Như vậy, tổng cộng số quốc gia mà hai nhà ngoại giao đến thăm là 50. Trang Vox nhận định số quốc gia đón ông Kerry nhiều gấp hai lần số quốc gia đón mời ông Lavrov.
Rõ ràng, chuyến đi cá nhân của một quan chức ngoại giao hàng đầu của một quốc gia không phải là một thước đo chính xác nhất để đánh giá chính sách đối ngoại của quốc gia đó. Tuy nhiên, cách đánh giá này vẫn thích hợp khi nhìn một cách tổng quan những quốc gia nào được Mỹ và Nga quan tâm.
Đáng chú ý, Tây Âu là khu vực cả hai nhà ngoại giao quan tâm đến nhiều nhất. Nhiều chuyến đi này tập trung đàm phán các thỏa thuận quốc tế về cuộc khủng hoảng Ukraine cũng như vấn đề Trung Đông: thỏa thuận hạt nhân Iran, vấn đề tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và Syria. Những vấn đề khác tập trung về Liên minh châu Âu khi khối này đối mặt với cuộc khủng hoảng người tị nạn và khủng bố.
Tuy nhiên, đối với các khu vực còn lại, ông Lavrov phần lớn tập trung đến Trung Quốc và "một chút quan tâm" cho Trung Mỹ. Ngược lại, ông Kerry dành thời gian đáng kể ở châu Á, châu Phi.
Bản đồ còn gợi ra hai câu chuyện lớn bên cạnh tất cả câu chuyện nhỏ về các chuyến thăm cá nhân của hai nhà ngoại giao. Đầu tiên là về nỗ lực gần đây của Nga để khẳng định vai trò toàn cầu kể từ sau chiến tranh Lạnh. Thứ hai, đó là Mỹ đang dần nới khoảng cách với Nga trong phạm vi ảnh hưởng toàn cầu.