Táo: Các chất pectin trong táo xanh có tác dụng trung hòa axit dạ dày và giảm chóng mặt, buồn nôn. Ăn táo khi đang ngồi trên xe hoặc uống nước ép táo trước khi lên xe sẽ giúp bạn tỉnh táo.
Lá trầu: Theo đông y, lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, vì vậy trước khi khởi hành bạn ngắt một ít lá trầu cho vào túi. Khi ở trên xe lấy 1 – 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ “át” mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe.
Trước khi lên xe khoảng 15 phút, bạn có thể vo nát 3-4 lá trầu, sau đó đắp vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn.
Gừng: Gừng có tác dụng chống phát tán phong hàn, chống nôn ói. Sử dụng gừng để phòng ngừa say xe rất hiệu quả mà không lo có tác dụng phụ.
Trước khi lên xe chừng nửa tiếng, dùng một nhánh gừng tươi rửa sạch, xắt nhỏ rồi nhai nát trong miệng, nuốt nước. Trong lúc đi xe, nếu cần có thể ngậm một lát gừng nhỏ dưới lưỡi.
Nếu sợ vị cay nồng của gừng, bạn có thể thay thế bằng mứt gừng, kẹo gừng... đều được.
Vỏ chanh, vỏ quýt: Tinh dầu có nhiều trong vỏ chanh, vỏ quýt tươi có tác dụng rất tốt trong việc làm thư giãn đầu óc, ngừa say khi bạn đi tàu xe. Chỉ cần một mẩu nhỏ vỏ chanh, quýt, vò nát chúng rồi đưa lên mũi ngửi những lúc khó chịu là vượt qua được cảm giác đau đầu, muốn nôn ói một cách nhanh chóng.
Hít thật sâu, thở ra từ từ: Cách này rất thích hợp trong trường hợp xe hay phanh gấp, hay dừng đón trả khách. Lúc này, bạn nên hít vào thật sâu cho không khí đầy phổi, rồi giữ hơi một lát hãy từ từ thở ra bằng mũi. Làm như vậy khi bạn cảm thấy khó chịu sẽ có tác dụng giảm sự nhảy cảm của tiền đình, ngừa chóng mặt buồn nôn.
Ấn huyệt nội quan: Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay của tay kia. Huyệt này nằm giữa khoảng ngón giữa và ngón út với gân mu bàn tay.
Ăn bánh quy: Các loại bánh khô này giúp giảm lượng nước bọt và dịch dạ dày, từ đó giúp giảm cảm giác buồn nôn.
Bánh mì: Ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin, men này trao đổi chất với acid amin có tác dụng trấn tĩnh thần kinh.
Chọn chỗ ngồi: Vị trí ngồi cuối xe rất lắc, xóc, vì thế bạn không nên ngồi ở cuối xe mà nên chọn ghế phía trên, gần cửa sổ. Nếu đi ô tô bạn nên chọn ngồi gần đầu xe, nhìn về phía trước với mục tiêu càng xa càng tốt, tránh nhìn sang hai bên cửa sổ hoặc quay ngược lại chiều xe đang chạy.