Cúng giao thừa là nghi lễ không thể thiếu trong mỗi đêm 30 Tết. Theo phong tục xưa, nghi lễ này được tiến hành ở hai nơi, trong nhà và ngoài trời.
Lễ cúng giao thừa còn gọi là lễ Trừ Tịch. Trừ Tịch là phút cuối cùng của năm cũ và sắp bắt đầu qua năm mới, mang ý nghĩa đem bỏ hết những điều xui xẻo của năm cũ để đón rước điều may mắn, tốt đẹp trong năm sắp tới. Đây còn là lễ mang ý “khu trừ ma quỷ”. Lễ này thường được tiến hành vào khoảng giờ Tý (từ 23h ngày 30 Tết đến 1h ngày mùng 1 Tết).
Thông thường, cúng giao thừa được chia thành hai lễ, lễ ngoài trời trước và sau đó là lễ trong nhà. Lễ cúng giao thừa ngoài trời làm trước nhằm mục đích “tống cựu, nghênh tân”, tiễn đưa quan Hành Khiển cũ, đón rước quan Hành Khiển mới.
2. Ý nghĩa cúng giao thừa ngoài trời
Theo quan niệm của người xưa, mỗi năm Thiên đình thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là ngài có trí như quan toàn quyền.
Lễ cúng giao thừa ngoài trời
Nếu năm nào quan toàn quyền giỏi giang, anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, ít bệnh dịch…Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi điều khổ cực.
Các cụ ta hình dung trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới ấy, quân đi quân về tấp nập ngang trời, điều mà mắt trần ta không nhìn thấy được, thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.
Vì thế, các gia đình dâng lên xôi gà, hoa quả, bánh trái, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc rất khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát được, mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà…
3. Nhà ở chung cư có nhất thiết phải cúng giao thừa ngoài trời hay không?
Theo quan niệm của người xưa, lễ cúng Giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các gia đình, mang ý nghĩa tiễn đưa những điều xấu, xui xẻo của năm cũ để đón điều tốt đẹp trong năm mới.
Lễ này thường được thực hiện vào khoảng giờ Tý, tức là từ 23 giờ ngày 30 Tết đến 1 giờ mồng 1 Tết.
Trong ngày lễ quan trọng này thường phải làm hai lễ, một lễ cúng Giao thừa trong nhà và một lễ cúng ngoài trời.
Lễ cúng giao thừa ngoài trời phải làm trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ. Sau đó mới đến lễ trong nhà.
Tuy nhiên nhiều gia đình ở chung cư băn khoăn rằng “ở chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời không”?
Với nhà ở chung cư không nhất thiết phải cúng giao thừa ngoài trời. Ảnh minh họa
Trước vấn đề này, chuyên gia phong thủy Linh Quang (Tư vấn đào tạo phong thủy thực hành) cho biết, theo dân gian và hoàn cảnh nơi ở của người dân xưa, đất đai vẫn còn rộng rãi, nhà ở thường gắn liền với đất chứ không có ở chung cư, do vậy thường cúng trong nhà và ra sân để cúng.
Cúng trong nhà thường là cúng Phật, Thánh, các vị Thần linh và Gia tiên. Cúng ngoài trời thường là cúng chúng sinh, cúng “Thiên”, nghĩa là cúng ông trời, cúng quan Hành Khiển là vị thần được giao nhiệm vụ trông coi nhân gian trong năm… Để thực hiện được việc cúng này thì nhà ở phải có sân, có vườn mới thực hiện được.
Khi ở chung cư, do không gian chật hẹp không có đất có vườn nên việc cúng chỉ cần tập trung ở trong nhà mà không nhất thiết phải cúng ngoài trời. Nếu các gia đình cần cúng ngoài trời nên xuống dưới sân của nhà chung cư chứ không phải ở trên tầng.
Việc cúng ngoài trời cần có khoảng không gian có trời và có đất, do vậy lễ vật cần được đặt gần với mặt đất. Vì thế nếu cúng ở trên khoảng không tầng lầu chung cư thì không gian bày lễ cách nhau quá xa nên không thể gọi là cúng ngoài trời được.
Cũng có thể hiểu cách khác là việc cúng bái nên làm tại trên mặt đất vì bên trên có trời, ở dưới có đất, ở giữa là con người, việc cúng bái như vậy thể hiện sự hài hòa giữa thiên địa nhân nên sẽ gắn kết được thế giới tâm linh với con người tốt hơn” – chuyên gia Linh Quang giải thích.
Về lễ vật cũng giao thừa, theo ông Linh quang, lễ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời về cơ bản giống nhau, gồm đầy đủ các thứ cần thiết. Tuy nhiên tùy điều kiện từng gia đình để linh hoạt thêm bớt các lễ vật, cần sự thành tâm chứ không phải lễ vật đầy đủ.
Nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay, Sau khi bày diện lễ đủ, gia chủ đốt đèn, nến, thắp hu7ong và thành kinh cầu khẩn, Khi cúng cần ăn mặc chỉnh tề.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!