Phải ‘khám sức khỏe’ nông, lâm trường quốc doanh

Những bất cập và giải pháp” do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật phối hợp với Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức ngày 8-9.

Rừng phòng hộ thành "đất ngoài lâm nghiệp"

Nghiên cứu “Một số tồn tại, nguyên nhân và giải pháp trong quản lý sử dụng đất của LTQD giai đoạn 2004-2014” của Liên minh Đất Rừng (Forland) phục vụ đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho hay có trường hợp ban quản lý rừng phòng hộ chuyển cả rừng phòng hộ thành “đất ngoài lâm nghiệp”. Cụ thể như năm 2008, khi thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng rừng thì một số diện tích rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đa Nhim và Công ty TNHH TH (tỉnh Lâm Đồng) được chuyển thành “đất ngoài lâm nghiệp” mặc dù trong đó có một số diện tích đang có rừng.

Theo người dân và chính quyền địa phương, việc giao rừng cho các công ty tư nhân để thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng sang trồng cao su là nguyên nhân rất lớn gây mất rừng.

Trên diện tích rừng do Công ty TH quản lý, các công ty tư nhân được tỉnh giao đất đã tiến hành khai thác, tận thu lâm sản nhưng sau đó một số công ty đã không triển khai trồng cao su, mặc dù các diện tích này do công ty ký hợp đồng thuê rừng và đất rừng với UBND tỉnh Lâm Đồng. Việc giải quyết những tồn tại do vấn đề cho thuê rừng khá phức tạp, kéo dài.

Tình trạng đất lâm nghiệp nhận khoán được mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng từ lâm nghiệp sang nông nghiệp một cách bất hợp pháp xảy ra ở không ít nơi. Ảnh: HTD

Chỉ giao khoán cho cán bộ?

Đặc biệt, Công ty TH không quản lý chặt diện tích đất lâm nghiệp giao khoán theo Nghị định 135 để trồng rừng. Các hộ nhận khoán đã trồng cà phê thay cho việc trồng rừng và thực hiện mua bán đất khá phức tạp. Đất lâm nghiệp nhận khoán được mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng từ lâm nghiệp sang nông nghiệp một cách bất hợp pháp. Đáng chú ý là nhiều đơn vị chỉ giao khoán cho cán bộ, nhân viên của công ty, không giao khoán cho người dân địa phương. Việc này làm cho người dân địa phương nghĩ rằng cán bộ của công ty tham gia phá rừng làm rẫy.

Đối với rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đa Nhim quản lý, có nhiều công ty tư nhân được thuê để tổ chức sản xuất nông nghiệp hoặc dịch vụ du lịch kết hợp với việc quản lý bảo vệ khu vực lân cận. Một số công ty tư nhân sau khi thuê rừng nhưng không tổ chức thực hiện sản xuất, quản lý bảo vệ theo đúng hợp đồng, buông lỏng quản lý gây ra nguy cơ về mất rừng do cháy và lấn chiếm.

Quan điểm của người dân địa phương nói chung không đồng tình với việc cho các công ty tư nhân thuê rừng và đất rừng vì họ cho rằng nhu cầu có đất sản xuất chưa được đáp ứng và các công ty bên ngoài đã lấy mất cơ hội của họ.

Hiện tại, diện tích đang được người dân canh tác cà phê khu vực này không được cấp giấy chứng nhận vì nguồn gốc theo hồ sơ vẫn là đất lâm nghiệp.

Ông Giàng A Chu, thành viên đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các NLTQD giai đoạn 2004-2014” của Quốc hội, cho rằng phải “khám sức khỏe” cho các đơn vị này nói chung. “Nếu đơn vị nào không còn năng lực thì phải tạo điều kiện cho người ta giải thể”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm