Lấy cắp sổ tiết kiệm của đồng nghiệp bị phạt 2 năm tù

Trước đó VKS giữ nguyên quan điểm là vụ án này thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp thành phố. Bởi ngân hàng ACB, nguyên đơn dân sự trong vụ án có 30% vốn nước ngoài. Tranh cãi luật sư cho rằng xác định vốn nước ngoài như vậy không chính xác vì đó chỉ là cổ phần cổ phiếu, còn ngân hàng này theo giấy phép thành lập không có vốn nước ngoài.

Bị cáo Phạm Thị Mỹ Trinh tại tòa

HĐXX bác quan điểm của luật sư về vấn đề thẩm quyền cũng như đề nghị cho bị cáo miễn trách nhiệm hình sự.

Theo hồ sơ, ngày 17-7-2012, Trinh là nhân viên điều dưỡng khoa Xương khớp BV 115 đi vào phòng nghỉ nhân viên thì nhặt được một sổ tiết kiệm của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và một CMND mang tên chị Đ. (nhân viên cùng khoa).

Sau đó, Trinh đã ra phòng giao dịch của ACB tại đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3) đưa sổ tiết kiệm, CMND cho nhân viên ngân hàng và giả chữ ký của chị Đ. rút hết gần 208 triệu đồng tiền tiết kiệm. Phát hiện mất sổ, chị Đ. đến ACB kiểm tra thì được báo tiền tiết kiệm đã bị rút hết. Qua kiểm tra camera ghi hình tại phòng giao dịch của ngân hàng, chị Đ. xác định người rút tiền chính là Trinh. Sau đó, phía ACB đã trình báo toàn bộ sự việc cho cơ quan công an, Trinh bị khởi tố, truy tố.

Tháng 9-2013, TAND quận 3 đã phạt Trinh hai năm sáu tháng án treo. VKS quận 3 có kháng nghị yêu cầu TAND TP.HCM xử phúc thẩm theo hướng hủy án sơ thẩm, giao hồ sơ về cho TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm theo đúng thẩm quyền và chuyển hình phạt án treo thành tù giam đối với Trinh. Vì tòa sơ thẩm không đưa ACB vào tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự trong vụ án này là vi phạm BLTTHS.

Việc tòa sơ thẩm xác định chị Đ. là nạn nhân trong vụ án là không đúng bởi chị Đ. chỉ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Mặt khác, qua kiểm tra thì thấy ACB có 30% vốn nước ngoài nên việc tòa cấp huyện thụ lý, xét xử là chưa đúng mà thẩm quyền xét xử loại án này là của tòa cấp tỉnh. Xử phúc thẩm, TAND TP.HCM đồng tình với kháng nghị hủy toàn bộ án sơ thẩm, giao hồ sơ cho chính tòa này xét xử sơ thẩm lại theo thẩm quyền.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm