LTS: Câu chuyện thầy giáo ở Trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang có hành vi sờ mông, sờ đùi... 14 nữ sinh và một nam sinh đặt ra nhiều suy nghĩ về cách hiểu và áp dụng pháp luật, cụ thể là tội dâm ô với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS 2015).
Từ Hoa Kỳ, Tiến sĩ Luật học- Luật sư Võ Đức Duy gửi về PLO bài viết xung quanh vấn đề quấy rối, xâm hại tình dục trẻ em này.
Quang cảnh buổi họp báo thông tin vụ thầy giáo quấy rối học sinh ở huyện Việt Yên, Bắc Giang. Ảnh: HÀ PHƯỢNG
Trong khuôn khổ bài phân tích, người viết đưa ra những định nghĩa theo pháp luật và diễn giải các hành vi phạm tội. Chúng ta vô cùng mỏi mong các nhà lập pháp (Quốc hội) nhanh chóng đưa vào nghị trường, soạn thảo và ban hành các điều luật liên quan. Trong lúc này, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao nên ban hành các diễn giải pháp luật (hướng dẫn áp dụng) về tội danh này.
Hành vi không đứng đắn (Indecency with a child )
Hành vi phạm tội của sự không đứng đắn với một đứa trẻ được tách thành hai tội danh khác nhau: sự không đứng đắn với một đứa trẻ do tiếp xúc và sự không đứng đắn với một đứa trẻ khi tiếp xúc.
Theo các Bộ luật Hình sự của hệ thống pháp luật Mỹ: sự không đứng đắn với một đứa trẻ được định nghĩa như sau:
Một người phạm tội nếu, với một đứa trẻ dưới 17 tuổi, cho dù đứa trẻ đó có cùng giới tính hay khác giới, người đó:
1) tham gia vào quan hệ tình dục với trẻ hoặc khiến trẻ tham gia vào quan hệ tình dục; hoặc là
2) với mục đích khơi dậy hoặc thỏa mãn ham muốn tình dục của bất kỳ người nào:
a) để lộ những chổ nhạy cảm của người đó hoặc bất kỳ bộ phận nào của bộ phận sinh dục của người đó, biết đứa trẻ có mặt; hoặc là
b) làm cho đứa trẻ để lộ phần nhạy cảm của trẻ hoặc bất kỳ bộ phận nào của bộ phận sinh dục của trẻ.
Tiếp xúc tình dục, theo định nghĩa của pháp luật, đề cập đến các hành vi được thực hiện với mục đích khơi dậy hoặc thỏa mãn ham muốn tình dục của bất kỳ người nào, bao gồm chạm vào bộ phận sinh dục, vùng ngực hoặc vùng mông hoặc xung quanh vùng mông của một đứa trẻ. Tiếp xúc tình dục có thể xảy ra bất kể việc chạm vào có thông qua quần áo hay không.
Hành vi dâm ô (Lewd act/behavior)
Một người cố tình và dâm ô thực hiện bất kỳ hành vi dâm ô hoặc mê hoặc nào, bao gồm mọi hành vi cấu thành tội phạm khác, trên hoặc với cơ thể, hoặc bất kỳ bộ phận nào của một đứa trẻ dưới 14 tuổi, với mục đích khơi dậy, lôi cuốn hoặc thỏa mãn dục vọng, đam mê hoặc ham muốn tình dục của người đó hoặc đứa trẻ, sẽ phạm tội nghiêm trọng và sẽ bị trừng phạt và giam cầm trong nhà tù.
Các hành vi của tội dâm ô được định nghĩa là các hành vi trái pháp luật có bản chất tình dục, được thực hiện với mục đích kích thích tình dục (cho) hoặc là thủ phạm hoặc người mà hành vi đó hướng đến.
Hệ thống pháp luật tại Việt Nam đã và đang áp dụng các án lệ và tham chiếu luật pháp quốc tế. Tôi vẫn mong rằng trong góc độ này, lực lượng chấp pháp và các cơ quan tư pháp đã có đủ cơ sở pháp lý để xử lý các hành vi phạm tội của các giáo viên tại các tỉnh mà báo chí đã nêu vừa qua.
Sờ ngực bé gái 14 tuổi vẫn không bị tội dâm ô Trên PLO, chúng tôi từng có bài đề cập đến trường hợp tương tự: “Bị phạt vì sờ ngực bé gái 14 tuổi”. Bài báo phản ánh trường hợp cháu T. (sinh năm 2002, trú xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, Gia Lai), đến rủ bạn đi chơi. Nhưng vì ông PVC không cho con gái đi nên nói cháu T. ra về. Khi cháu T. quay xe ra cổng ông C. đi cùng rồi bất ngờ xông đến ôm cháu T. Trong văn bản trả lời không khởi tố ông C. công an huyện xác định: “Lúc cháu T. ra gần hết cổng thì bất ngờ C. từ phía sau ôm vào vùng bụng cháu. Sau đó, C. đưa hai tay lên sờ vào vùng ngực cháu T. (phía ngoài áo). Thấy vậy, cháu T. la lên và C. bỏ tay ra, sau đó đóng cổng đi vào nhà ngủ...”. Thượng tá Nguyễn Bá Ngọc, Phó Trưởng Công an huyện Đức Cơ, cho biết quá trình điều tra đã xác định ông C. có hành vi đụng chạm vào ngực của cháu T. Nhưng địa điểm, thời gian và hoàn cảnh thì chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự… Cuối cùng công an huyện kết luận hành vi của ông C. không cấu thành tội dâm ô trẻ em tại Điều 116 BLHS. Công an đã ra quyết định xử lý hành chính đối với ông C. về hành vi: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167-2013 của Chính phủ (cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng). |