Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình làm việc với 5 tỉnh, thành miền Trung

(PLO)- Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình cùng lãnh đạo các bộ, ngành làm việc với 5 tỉnh, thành miền Trung về công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Chiều 11-9, tại Quảng Nam, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, Tổ trưởng Tổ Công tác số 1 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công làm việc với 5 tỉnh, thành miền Trung gồm: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình làm việc với 5 tỉnh, thành miền Trung về công tác giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: TN

Dự buổi làm việc còn có lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tư pháp, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch vốn NSNN năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho các địa phương thuộc Tổ công tác số 1 là 55.718,3 tỉ đồng, các địa phương đã phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án là 53.656 tỉ đồng.

Trong 5 địa phương tham dự cuộc họp, duy nhất tỉnh Quảng Nam chưa hoàn thành việc phân bổ chi tiết 100% kế hoạch với số vốn là 442,465 tỉ đồng, bao gồm: vốn ngân sách trung ương là 16,162 tỉ đồng và vốn ngân sách địa phương là 426,303 tỉ đồng.

Uớc thanh toán đến hết 30-9 của các địa phương thuộc Tổ công tác số 1 là 25.746,9 tỉ đồng, đạt 46,21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn tỉ lệ giải ngân trung bình của cả nước (47,29%) và thấp hơn tỉ lệ giải ngân trung bình của các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền trung (52,99%).

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: TN

Theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của 5 địa này cũng là các khó khăn, vướng mắc chung của cả nước, đã được Bộ tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, nguyên nhân giải ngân chậm vẫn là do công tác tổ chức triển khai thực hiện tại các bộ, ngành và địa phương còn nhiều bất cập; cùng mặt bằng pháp lý có bộ, cơ quan trung ương, địa phương giải ngân tốt nhưng vẫn có những bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỉ lệ giải ngân chưa tốt; trong một số thời điểm, tại một số dự án, một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới