Cá mòi, cá đuối, cá linh, cá tra dầu được đưa vào danh mục cần được bảo vệ

(PLO)- Bộ NN&PTNT vừa đưa 59 vùng biển và 66 sông hồ với nhiều loài thủy sản vào danh mục cần được bảo vệ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 11-10, ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho biết Bộ NN&PTNT vừa có quyết định ban hành danh mục 59 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển trên cả nước với tổng diện tích hơn 570.000 ha mặt biển.

cần được bảo vệ
Cá đuối nằm trong danh mục cần được bảo vệ.

Trong đó tỉnh Bình Thuận có vùng biển Hàm Thuận Nam và La Gi với diện tích 33.727 ha mặt biển với 2 loài thủy sản cần được bảo vệ là tôm vỗ dẹp trắng (Thenus orientalis) và cá chình Nhật (Anguilla japonica).

Căn cứ Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 9-5-2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật tại Luật Thủy sản năm 2017.

can-duoc-bao-ve (2).jpg
Cá mòi cờ hoa cũng nằm trong danh mục cần được bảo vệ.

Được biết danh mục 59 vùng biển cần được bảo vệ kéo dài từ Quảng Ninh vào vùng biển Kiên Giang, Cà Mau trong đó vùng biển có diện tích bảo vệ lớn nhất là vùng lộng tỉnh Bến Tre với diện tích hơn 185.000 ha để bảo vệ các loài thủy sản như: Cá ngựa gai, cá ngựa đen, cá cháo lớn; cá chim trắng; cá đù chẽm; các loại cá đuối; cá nhám tre; ghẹ xanh…

Vùng biển Thái Bình, Ninh Bình bảo vệ loài cá mòi cờ hoa còn Thừa Thiên Huế là loài cá mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus )

Vùng biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên bảo vệ loài trai ngọc môi đen (Pinctada margaritifera) và trai ngọc nữ (Pteria penguin)…Riêng vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) dành gần 40.000 ha vùng biển bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô…

Ngoài danh mục 59 vùng biển trên, Bộ NN&PTNT cũng ban hành danh mục Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở thủy vực vùng nội địa tại 66 khu vực sông, hồ tổng cộng 44.570 ha.

can-duoc-bao-ve (1).png
Cá linh cũng cần được bảo vệ.

Cụ thể tại các hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), Hòa Bình (Sơn La), Thác Bà (Yên Bái), Suối Hai (Hà Nội) với các loài cá lăng chấm Hemibagrus guttatus, cá chạch sông…

Các hồ Lắk (Đắk Lắk), Phước Hòa (Bình Phước), Dầu Tiếng (Tây Ninh), Trị An (Đồng Nai) bảo vệ các loài cá còm, cá chình hoa, cá sơn đài…

Riêng sông Mê Kông đoạn qua Đồng Tháp các loài cần bảo vệ là cá hô, cá ngựa nam, cá tra dầu, cá linh, cá bông lau…Và vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long hơn 7.200 ha bảo vệ loài cá lóc bông…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm