Ảnh siêu nét đầu tiên về sao Hỏa

Các bức ảnh vừa công bố đã hé lộ chi tiết về một ngọn núi cao khoảng 4,8km trên bề mặt sao Hỏa – nơi NASA lên kế hoạch tập trung nghiên cứu tìm bằng chứng về các thành phần hóa học tạo nên sự sống của hành tinh này.

Ảnh siêu nét đầu tiên về sao Hỏa ảnh 1

Nhìn vào các bức ảnh, ta có thể thấy rõ các lớp riêng biệt gần chân của núi Sharp một vách tường của hố Gale – nơi tàu Curiosity đã chọn đáp xuống hôm 6/8, bắt đầu sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa kéo dài 2 năm.

Các nhà khoa học ước tính, cỗ xe tự hành 6 bánh, chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ mất 1 năm mới có thể tiếp cận các lớp quan trọng ở chân núi Sharp, cách nơi hạ cánh của nó gần 10km.

Ảnh siêu nét đầu tiên về sao Hỏa ảnh 2

Những hình ảnh siêu nét đầu tiên cho thấy, các lớp ở chân núi Sharp dường như bao gồm đất sét và các khoáng chất thủy hợp khác.

Ảnh siêu nét đầu tiên về sao Hỏa ảnh 3

Việc các lớp phía trên xếp dốc đứng có thể là dấu hiệu ám chỉ những thay đổi mạnh mẽ ở hố Gale – vùng lòng chảo tọa lạc ở bán cầu nam, gần xích đạo của sao Hỏa. Núi Sharp vẫn được cho là phần còn lại của những trầm tích từng phủ kín hoàn toàn vùng lòng chảo rộng hơn 15km này.

Trong khi các sứ mệnh thăm dò sao Hỏa trước đây đã khám phá những bằng chứng mạnh mẽ về sự lưu thông của rất nhiều nước trên bề mặt sao Hỏa trong quá khứ, tàu thám hiểm “triệu đô” Curiosity được phái tới hành tinh này để săn tìm các vật liệu hữu cơ và những thần phần hóa học cần thiết khác cho sự tiến hóa của sự sống vi khuẩn.

Dự án Curiosity tiêu tốn 2,5 tỷ USD này là sứ mệnh nghiên cứu sinh vật học vũ trụ đầu tiên của NASA kể từ các cuộc thám hiểm sao Hỏa hồi những năm 1970. Đây cũng là lần đầu tiên cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ đưa mọi thiết bị thí nghiệm địa hóa học tân tiến nhất tới bề mặt của một hành tinh xa xôi.

Theo Tuấn Anh (VNN)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm