Quy định về công sản để tránh tùy tiện lấp sông, chặt cây

Theo Bộ Tư pháp, dự thảo BLDS (sửa đổi) quy định ba hình thức sở hữu là sở hữu chung, sở hữu riêng và sở hữu toàn dân. Đa số ý kiến nhân dân không đồng tình, cho rằng chỉ nên quy định sở hữu chung và sở hữu riêng (sở hữu toàn dân để các luật chuyên ngành điều chỉnh).

Về vấn đề này, TS Lê Minh Hùng (Trường ĐH Luật TP.HCM) đề xuất chia chế độ sở hữu thành công hữu và tư hữu.

Công hữu là chế độ tài sản của quốc gia, chia làm hai loại là công sản công dụng và công sản tư dụng. Trong đó, công sản công dụng là tài sản phục vụ công ích như đường sá, cầu phà, bảo tàng, tượng đài, công viên... Dạng tài sản này không áp dụng địa dịch, không thời hiệu, không kê biên, có cơ chế quản lý chặt chẽ, có sự tham vấn ý kiến nhân dân khi đưa ra những quyết sách khi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

Công sản tư dụng giao riêng cho các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng quản lý nghiệp vụ để khai thác tài sản. Dạng tài sản này được quản lý theo quy chế tài chính công, áp dụng địa dịch, chế độ quản lý bình đẳng và công bằng giống tài sản tư.

“Quy định chặt như vậy sẽ không còn câu chuyện tùy tiện lấp sông, chặt cây, đầu tư quá nhiều tiền để con cháu sau này phải gánh nợ” - TS Hùng nhấn mạnh. Đối với chế độ tư hữu, TS Hùng đề xuất chia thành sở hữu chung (nhiều chủ sở hữu) và sở hữu riêng (một chủ sở hữu).

PHƯƠNG LOAN

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Các chuyên gia đều cho rằng cần có khung pháp lý để quản lý các loại tiền kỹ thuật số.

Cần khung pháp lý về tiền kỹ thuật số

(PLO)- Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, các chuyên gia đều cho rằng Việt Nam cần có chính sách, khuôn khổ pháp lý để giám sát, kiểm soát rủi ro của các loại tiền kỹ thuật số.