Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh: Lần đầu tiên trao giải thưởng giáo dục

Theo bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, sự đổi mới này có lý do bắt đầu từ những sự thật đáng buồn của giáo dục. “Thời gian gần đây, chúng ta đau lòng chứng kiến hằng ngày những biểu hiện suy đồi của đạo đức và lối sống của một số thầy và trò trong trường học ở mọi cấp. Tình trạng hết sức đáng lo ngại này càng thúc giục chúng ta chung sức chấn hưng nền giáo dục nước nhà” - bà Bình nói.

GS-TS Hồ Ngọc Đại được Hội đồng khoa học Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh lựa chọn là người đầu tiên nhận giải thưởng giáo dục bởi: “Hơn 30 năm qua, bản thân TS tâm lý học Hồ Ngọc Đại đã viết nhiều cuốn sách, giảng hàng trăm buổi và viết hàng trăm bài báo để tự giới thiệu về cách làm của mình”… Công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại chủ trương: “Đi học là hạnh phúc! Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui”. Để thực hiện chủ trương đó, GS-TS Hồ Ngọc Đại đã đưa ra công thức “Thầy thiết kế - Trò thi công”, đối lập với công thức “Thầy giảng giải - Trò ghi nhớ” của giáo dục truyền thống.

Trong diễn từ nhận giải của mình, GS-TS Hồ Ngọc Đại nói rõ hơn về ý tưởng của ông: “Nghiệp vụ sư phạm hiện đại đưa ra nguyên tắc vàng: Học sinh tự mình làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình, nhờ vậy mà trở thành chính mình, thành một cá nhân duy nhất, có một không hai trên hành tinh này! Nguyên tắc vàng ấy cấm đưa đến cho học sinh những sản phẩm làm sẵn rồi bắt học sinh ghi nhớ”.

Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh được trao cho các cá nhân có những công trình nghiên cứu đặc sắc. Sau hai lần được trao trong các năm 2008 và 2009, giải bước đầu đã tạo được sự tin cậy và đồng tình rộng rãi trong xã hội. Năm 2010 có năm giải được trao, bao gồm: giải Việt Nam học dành cho nhà dân tộc học Condominas giải thưởng nghiên cứu dành cho nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara Phú Trạm; giải thưởng giáo dục dành cho GS-TS Hồ Ngọc Đại và hai giải dịch thuật dành cho hai dịch giả Phạm Vĩnh Cư, Lê Anh Minh.

Kể từ năm nay, lễ trao giải hằng năm sẽ được tiến hành long trọng đúng vào ngày 24-3, ngày giỗ của nhà yêu nước, nhà văn hóa lớn Phan Châu Trinh.

BẢO PHƯỢNG

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tăng tốc đào tạo nguồn nhân lực

Tăng tốc đào tạo nguồn nhân lực

(PLO)- Sau hơn bốn năm chuẩn bị, TP.HCM đã bắt đầu thí điểm đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế với những sinh viên đầu tiên được tuyển chọn kỹ lưỡng.

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM thực hành tại phòng thí nghiệm robot hiện đại bậc nhất vừa được trường đầu tư và đưa vào sử dụng từ tháng 4-2025. Ảnh: ICC

Bùng nổ đào tạo các ngành công nghệ cao

(PLO)- Trong các ngành công nghệ cao, riêng lĩnh vực vi mạch - bán dẫn, khoảng 74% kỹ sư của cả nước đang làm việc tại TP.HCM, trong đó hơn 50% được đào tạo từ ĐH Quốc gia TP.HCM.