Sẽ khởi kiện các “nhân tài” vi phạm hợp đồng

Lý do là có hai học viên tự ý bỏ việc, không làm việc đủ bảy năm như cam kết; một học viên không hoàn thành chương trình học.

UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thu hồi kinh phí đào tạo theo quy định. Theo hợp đồng tham gia đề án, các học viên bị buộc phải bồi thường gấp năm lần toàn bộ kinh phí đã nhận từ ngân sách. Theo đó, học viên An phải bồi thường 3 tỉ đồng, học viên Mai phải bồi thường 6 tỉ đồng. “Nếu các học viên và gia đình không hoàn thành trách nhiệm bồi thường thì Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ làm thủ tục khởi kiện ra tòa” - ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết thêm.

Được biết việc xử lý học viên vi phạm hợp đồng đào tạo được thực hiện theo Điều 18 của quy định về việc đào tạo, quản lý và bố trí công tác đối với người được cử đi đào tạo theo Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao TP Đà Nẵng. Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao TP Đà Nẵng có mục tiêu đào tạo 523 học viên, trong đó có 224 học viên được đào tạo trong nước. Sau khi được cử đi du học nước ngoài, đã có gần 20 học viên vi phạm hợp đồng.

Theo báo cáo ngày 29-7 của Sở TN&MT tỉnh Hải Dương, qua thanh kiểm tra năm nhà máy sản xuất hóa chất trên địa bàn huyện Kinh Môn, đã phát hiện ba nhà máy “chui” (Pháp Luật TPHCM đã nêu trong loạt bài “Đại họa ô nhiễm ở Kinh Môn, Hải Dương”) có sai phạm về đất đai, môi trường. Đó là cơ sở sản xuất hóa chất Fero MoNiFe của Công ty Trường Khánh (xã Duy Tân); cơ sở sản xuất muối công nghiệp của Công ty Sơn Thái (xã Hiệp An) và cơ sở sản xuất muối công nghiệp, tuyển quặng của Công ty 1369 (xã Phạm Mệnh).

LÊ PHI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm