Các chuyên gia của Quỹ Khoa học châu Âu (ESF) nói rằng xác suất phun trào của một trong những siêu núi lửa như siêu núi lửa Yellowstone trong vòng 80 năm vào 5%-10%, vì “mùa núi lửa” đang hoạt động.
Một bản báo cáo mới đây của ESF với tên gọi “Những hiểm họa địa chất khủng khiếp: Giảm thiểu nguy cơ thiên tai và củng cố năng lực chống đỡ” cũng cảnh báo rằng thế giới hầu như chưa có sự chuẩn bị cho khả năng xảy ra vụ phun trào dữ dội như vậy.
Dung nham phun trào ở núi lửa Colima gần thị trấn Comala, Mexico ngày 10-7-2015. (Nguồn: AP)
Bản báo cáo còn nhấn mạnh “Mặc dù trong những thập niên qua, động đất được cho là nguyên nhân gây thiệt hại về người và của. Tuy nhiên, rủi ro đối với toàn cầu là những vụ phun trào núi lửa, dù không thường xuyên xảy ra nhưng lại gây ra tác động mạnh hơn so với động đất”.
Ngoài ra, “do những tác động đối với khí hậu, an ninh thực phẩm, vận tải và các chuỗi cung cấp, siêu núi lửa phun trào có thể gây ra thảm họa toàn cầu. Tổn thất và khả năng ứng phó thảm họa siêu núi lửa phun trào là quá sức đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới”.
Những vụ phun trào núi lửa tại Công viên quốc gia Yellowstone ở Mỹ, núi Vesuvius ở Italy hay Popocatepetl ở Mexico không chỉ giết chết hàng triệu người mà còn ảnh hưởng đến thời tiết toàn cầu và sản xuất lương thực.
Một vụ siêu núi lửa phun trào sẽ ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng hơn tác động của con người 1.000 năm dẫn đến khí hậu Trái đất nóng lên.