TP.HCM: Sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng

 Nếu như trước đây chỉ có 40 - 50 trẻ điều trị nội trú về sốt xuất huyết nay đã tăng lên gần 70 trẻ“. Tại bệnh viện Nhi Đồng 2, số trẻ điều trị cũng tăng lên 5 - 6% so với trước.

Bệnh sốt xuất huyết vẫn còn là bệnh nguy hiểm, chưa có thuốc đặc trị, rất dễ dẫn đến tử vong do trụy tim mạch (sốc) xuất huyết ồ ạt nếu bệnh nhân không được phát hiện sớm và điều trị đúng. Tuy nhiên, việc phòng tránh để không bị sốt xuất huyết, không bị muỗi đốt không phải việc khó, việc đó phụ thuộc vào ý thức của cộng đồng.

Nếu trẻ có những biểu hiện sau, gia đình phải đưa trẻ đến bệnh viện: Trẻ đột ngột bị sốt cao 39 – 41OC. Sốt cao liên tục kéo dài từ 2 trở lên phải đưa trẻ đến nhập viện ngay. Biểu hiện xuất huyết: chấm xuất huyết dưới da, mảng xuất huyết, bầm chỗ chích, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, ói ra máu, tiêu ra máu, gan to, đau bụng, ói mửa; sốc (thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh). Trẻ thường hết sốt nhưng mệt, bứt rứt, quấy khóc, tay chân lạnh, vã mồ hôi, mạch cổ tay nhanh, nhẹ và huyết áp kẹp hoặc tụt huyết áp. Khi trẻ bị sốt xuất huyết nặng sẽ ói mửa nhiều; đau bụng, quấy khóc; tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi…

Chăm sóc cho trẻ bị sốt xuất huyết

Theo bác sĩ Trần Thị Thúy, phó khoa nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 2, khi trẻ bị sốt xuất huyết, hạ sốt cho trẻ bằng cách cho uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10 - 15 mg/kg cân nặng, trong vòng 4 - 6 giờ một lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, co giật.

Gia đình cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ: cho ăn nhẹ (cháo, súp, sữa… Có thể chọn những thức ăn trẻ thích, nếu trẻ ăn được ít thì nên cho ăn nhiều lần, không kiêng khem); cho uống nhiều nước hơn bình thường, có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước Oresol (nước biển khô, pha 1 gói pha vào 1 lít nước, uống 100 - 150ml nước/kg cân nặng/ngày) cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước cam hoặc chanh; ăn thức ăn lỏng, nhẹ, nằm nghỉ ngơi và khám theo hẹn của bác sĩ. Không nên cạo gió gây nguy hiểm cho trẻ.

Đặc biệt, không tự ý đưa trẻ đến các phòng khám để truyền dịch cho trẻ vì đã có một vài trường hợp truyền dịch dẫn đến sốc và tử vong. Để phòng tránh sốt xuất huyết, nên cho trẻ ngủ mùng cả ban ngày lẫn ban đêm, mặc quần áo dài cho trẻ ngủ.

Theo Hoàng Nhung ( SGTT)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm