Trước đó, vào chiều tối 26.8, bà Loan đã sử dụng cá hồng để nấu canh chua và chiên cho bữa cơm tối của gia đình.
Khoảng 3 giờ sau khi ăn, cả năm người trong gia đình bà đều bị ngộ độc, trong đó bà Loan bị nặng nhất với các triệu chứng chân tay co giật, tiêu chảy liên tục, khó thở, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tư Nghĩa và được các bác sĩ xác định là do ngộ độc cá hồng.
Được biết, trên cơ thể cá hồng có nhiều loại vi khuẩn cư trú, nhất là ở lớp nhớt ngoài da, trong mang và ruột. Khi cá còn sống, do có khả năng bảo vệ và miễn dịch, các vi khuẩn không phát triển được, song khi chết, vi sinh vật phát triển mạnh làm cá hỏng nhanh chóng. Những chất đạm của cá sẽ chuyển hóa thành chất histamin. Trong khi đó, chất histamin chịu được nhiệt, không bị nhiệt độ phá hủy nên dù thực phẩm đã được nấu chín thì chất độc vẫn tồn tại và người ăn vẫn bị ngộ độc.
Theo Hiển Cừ (TNO)