Tác hại của hạt vi nhựa với sức khỏe

Vi nhựa là những mẩu nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm. Vi nhựa có thể từ các vật phẩm nhựa lớn hơn bị vỡ nhỏ ra nhưng chủ yếu từ các mặt hàng tiêu dùng chứa hạt microbead như kem đánh răng, xà phòng, mỹ phẩm, chai nhựa... Các hạt này theo đường thoát nước đổ ra sông, suối và cuối cùng trôi ra biển.

Kem đánh răng có chứa vi nhựa. Ảnh: Internet

Nhiều hải sản, loài thủy sinh khác nhầm lẫn những hạt vi nhựa là thực phẩm và ăn vào. Vì đặc tính không tan và khó phân hủy nên có hàng nghìn phân tử hạt vi nhựa bị tích lại trong cơ thể thực vật, động vật. Chúng ta ăn phải những loài này thì sẽ bị tích lũy vi nhựa trong cơ thể.

Theo các nhà khoa học khi một hạt vi nhựa vỡ ra nó sẽ sản sinh ra nhiều chất độc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người như: mất cân bằng hoóc-môn, mắc các căn bệnh về thần kinh, các bệnh hô hấp,…

Theo PGS.TS Lê Hùng Anh, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ & Quản lý Môi trường thuộc Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, nghiên cứu năm 2018 tại sông Sài Gòn cho thấy có 172.000- 519.000 sợi vi nhựa/m3 nước, 10-233 mảnh và màng vi nhựa/m3 nước. Có hai nguồn phát thải vi nhựa ra môi trường gồm nguồn sơ cấp do sản xuất hạt nhựa, mài mòn công nghệ, in 3D, mỹ phẩm,… nguồn thứ cấp do phân rã từ chất thải nhựa lớn do tia UV, nhiệt, sống…

Nhiều hạt vi nhựa có trong nước ở các sông, do quần áo cũ vứt ra môi trường và từ hoạt động giặt giũ thải ra môi trường, cá ăn những chất vi nhựa này, sau đó người ăn cá và tích luỹ trong cơ thể người.

Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cũng như các doanh nghiệp nên cố gắng hạn chế  sử dụng những sản phẩm nhựa dùng một lần để giúp môi trường và sức khỏe con người được tốt hơn.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Vì sao hải sản lại dễ gây dị ứng khi ăn?

Vì sao hải sản lại dễ gây dị ứng khi ăn?

(PLO)- Có nhiều nguyên nhân khiến một số người dễ bị dị ứng khi ăn hải sản như do cơ địa, hoặc một số hải sản có độc tố, hoặc do quá trình bảo quản, chế biến thực phẩm biển.

Mật ong rừng có tốt hơn mật ong nuôi?

Mật ong rừng có tốt hơn mật ong nuôi?

(PLO)- Mật ong rừng và mật ong nuôi có thành phần tương đối giống nhau. Tùy vào thời điểm ong đi lấy mật, loài hoa, thổ nhưỡng mà màu sắc và thành phần cũng khác nhau chút ít.

Các loại rau nào không nên để qua đêm?

Các loại rau nào không nên để qua đêm?

(PLO)- Một số loại rau như súp lơ, rau chân vịt, rau cải thìa, bông cải xanh, củ cải, cà rốt, cần tây... chứa nhiều nitrat hơn các loại rau khác, do đó không nên để qua đêm.

Ai dễ bị nhiễm liên cầu lợn nhất?

Ai dễ bị nhiễm liên cầu lợn nhất?

(PLO)- Những người dễ bị nhiễm liên cầu lợn thường là người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, người giết mổ gia súc, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt heo ốm chết.

Thực phẩm ôi thiu nguy hiểm ra sao?

Thực phẩm ôi thiu nguy hiểm ra sao?

(PLO)- Khi tiêu thụ thực phẩm ôi thiu có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc nặng hơn là gây ra các biến chứng mạn tính như tổn thương gan, thận, thậm chí là ung thư.