Theo Healthline, chiên ngập dầu là một phương pháp nấu ăn phổ biến được sử dụng trên toàn cầu. Nó thường được các nhà hàng và chuỗi thức ăn nhanh sử dụng như một cách chế biến thức ăn nhanh chóng và không tốn kém.
Nhiều người thích hương vị của đồ chiên. Tuy nhiên, những thực phẩm này có xu hướng chứa nhiều calo và chất béo chuyển hóa, vì vậy nếu ăn nhiều chúng có thể có những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn.
Thực phẩm chiên có nhiều calo
So với các phương pháp nấu ăn khác, chiên ngập dầu bổ sung rất nhiều calo.
Thực phẩm chiên thường được phủ một lớp bột hoặc bột mì trước khi chiên. Hơn nữa, khi thực phẩm được chiên trong dầu, chúng sẽ mất nước và hấp thụ chất béo, điều này làm tăng thêm hàm lượng calo của chúng.
|
Thực phẩm chiên thường chứa rất nhiều calo. Ảnh; FG Trade/Getty Images |
Thực phẩm chiên chứa nhiều calo hơn so với thực phẩm không chiên. Ăn nhiều chúng có thể làm tăng đáng kể lượng calo của bạn.
Thực phẩm chiên thường chứa nhiều chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa được hình thành khi chất béo không bão hòa trải qua một quá trình được gọi là quá trình hydro hóa.
Các nhà sản xuất thực phẩm thường hydro hóa chất béo bằng cách sử dụng áp suất cao và khí hydro để tăng thời hạn sử dụng và độ ổn định của chúng, nhưng quá trình hydro hóa cũng xảy ra khi dầu được đun nóng đến nhiệt độ rất cao trong quá trình nấu nướng.
Quá trình này làm thay đổi cấu trúc hóa học của chất béo, khiến cơ thể bạn khó phân hủy chúng, và cuối cùng có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Trên thực tế, chất béo chuyển hóa có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm bệnh tim, ung thư, tiểu đường và béo phì.
Thực phẩm chiên có thể chứa acrylamide có hại
Acrylamide là một chất độc hại có thể hình thành trong thực phẩm trong quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như chiên, quay hoặc nướng.
Nó được hình thành do phản ứng hóa học giữa đường và một axit amin gọi là asparagin.
Thực phẩm giàu tinh bột như các sản phẩm khoai tây chiên và bánh nướng thường có nồng độ acrylamide cao hơn.
Các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng nó có nguy cơ gây ra một số loại ung thư.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều sử dụng liều acrylamide rất cao, từ 1.000–100.000 lần so với lượng trung bình mà con người tiếp xúc qua chế độ ăn uống.
Trong khi một số ít các nghiên cứu trên người đã điều tra lượng acrylamide, các bằng chứng vẫn còn lẫn lộn. Do đó, cần có thêm các nghiên cứu ở người để khẳng định chắc chắn, theo Healthline.