Thấy gì từ vỡ cửa đập thuỷ điện Sông Bung 2

Ngày 14-9, sau chỉ đạo khẩn của Thủ tướng, đoàn công tác của Bộ Công thương do Thứ trưởng Cao Quốc Hưng dẫn đầu đã tới kiểm tra hiện trường cùng các quan chức Tập đoàn điện lực Việt Nam. Khi phân tích nguyên nhân, Lãnh đạo Tổng Công ty phát điện 2 (chủ đầu tư) không quên đổ lỗi “tại trời”, rằng mưa lũ đã rắp tâm “đục” thủng tấm cửa van nặng tới 120 tấn được dựng ngay thân đập!?

Tất nhiên, mưa lũ là yếu tố trực tiếp làm bục vỡ cửa van, nhưng nguyên do thực sự là ở đâu? Trong khi tất cả các nhân tố này đều phải được tính tới khi xây dựng . Dư luận hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi: chất lượng công trình có vấn đề? Bởi lẽ thuỷ điện này vừa mới được Hội đồng nghiệm thu nhà nước nghiệm thu và đồng ý cho tích nước để vận hành (bắt đầu tích nước ngày 3-9). Ấy vậy mà chỉ sau 10 ngày tích nước “sơ sơ” đầu mùa mưa thì bị bục vỡ.

 Đó là chưa nói đến năng lực thẩm định của Hội đồng nghiệm thu nhà nước. Bởi vừa nghiệm thu xong thì cả 28 triệu m3 nước đã “khoan” thủng cửa van thân đập gây thiệt hại nặng nề cho hạ du.  

Một thủy điện được thiết kế 100MW, dung tích hồ chứa 94 triệu m3, cao trình 605m đặt ngay đầu nguồn thì chẳng khác nào nó như một “quả bom” nước treo lủng lẳng trên đầu dân bắc Quảng Nam.

Chưa hết, đây mới chỉ bắt đầu bước vào mùa mưa. Vậy khi chính thức vào mùa mưa lũ thì thân đập “dễ tổn thương” của thuỷ điện Sông Bung 2 có gồng gánh nỗi lượng nước đổ về hồ mỗi ngày?.

Một điều khá nghịch lý khác trong việc quản lý thuỷ điện này được Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn đưa ra là tỉnh không thể làm gì được thuỷ điện Sông Bung 2 vì thuỷ điện này do Bộ Công thương quản lý. Thậm chí, ngay cả việc tới đây thẩm định chất lượng sau sự cố đại diện của tỉnh cũng không “có chân” trong đoàn. Ông Toàn cũng không giám nhận định về chất lượng công trình sau sự cố và chờ cơ quan chức năng làm rõ.

Thiệt hại đã có. Các nguy cơ thiệt hại  tiếp theo là hoàn toàn có thể  đong đếm trước được. Thủ tướng đã trực tiếp điện thoại chỉ đạo lãnh đạo tỉnh Quảng Nam. Các công văn liên tục được người đứng đầu Chính phủ phát đi và buộc phải Bộ Công thương, Tập đoàn điện lực báo cáo ngay trong vòng một ngày (ngày 15-9).

Hy vọng rằng, sau những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ nguyên nhân và trả lời câu hỏi “chất lượng công trình có vấn đề gì không?”  

Tất nhiên sẽ rất không thuyết phục nếu lại nghe “nguyên do chủ yếu là tại trời”.

1 vụ xử án rất lạ ở U Minh

1 vụ xử án rất lạ ở U Minh

(PLO)- Kháng nghị cho rằng “án sơ thẩm sẽ gây bức xúc và tạo dư luận xấu trong xã hội…” là rất xác đáng và cùng mong chờ tòa án, VKSND tỉnh Cà Mau có phán quyết khác phù hợp với lẽ đời hơn.
Một SEA Games thành công nhất của thể thao Việt Nam.

Bao giờ SEA Games mới tiếp cận Asiad và Olympic?

(PLO)- SEA Games có “luật chơi riêng”, đó là sự du di, ưu ái cho chủ nhà nhiều hơn là cái chung cho sự phát triển của thể thao Đông Nam Á nên nhiều người hay gọi là "cái ao làng".
Số 1 Đông Nam Á và…

Số 1 Đông Nam Á và…

(PLO)- SEA Games 32 đang khép lại và vị trí số 1 Đông Nam Á của thể thao Việt Nam (TTVN) gần như đã được xác định.
Án hành chính: Lãnh đạo cần sòng phẳng với người dân

Án hành chính: Lãnh đạo cần sòng phẳng với người dân

(PLO)- Chỉ khi người lãnh đạo dám nhìn nhận cái sai và sửa sai, dám sòng phẳng với người dân khi tham gia tố tụng thì công cuộc quản lý hành chính mới ngày một tốt hơn và niềm tin của người dân vào bộ máy công quyền ngày một tăng cao.
Muốn 'xanh', phải hành động

Muốn 'xanh', phải hành động

(PLO)- Phát triển xanh là xu hướng khó cưỡng lại nếu để ý rằng mới đây châu Âu thông qua đạo luật cấm nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến phá rừng, nhiều nước cũng dần nâng cấp các tiêu chuẩn về phát triển xanh.