Xe ôm công nghệ được chở khách hạn chế khi dịch TP.HCM cấp độ 2

Chiều 16-11, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký ban hành quyết định 3900 về quy định tạm thời các biện pháp ‘Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19’ trên địa bàn TP.HCM.

Đi kèm với quyết định này có phụ lục liên quan đến quy định tạm thời các biện pháp áp dụng theo từng cấp độ dịch trên phạm vi toàn địa bàn TP. Cụ thể như sau:

Đối với hoạt động vận chuyển xe khách bằng xe ôm công nghệ có đăng kýTP cho phép hoạt động nếu TP.HCM ở cấp độ dịch là 1, đáp ứng các yêu cầu phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Sở GTVT.

Ở cấp độ 2, dịch vụ này được hoạt động hạn chế không quá 50% số xe của từng đơn vị và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo hướng dẫn của Sở GTVT.

Riêng cấp độ dịch là 3 và 4 thì không được hoạt động.

xe-cong-nghe-cho-khach

CSGT TP.HCM kiểm tra xe công nghệ trong thời gian giãn cách vì dịch. Ảnh: LÊ THOA

Đối với xe ôm truyền thống: TP quy định chỉ được hoạt động ở cấp độ 1 khi đáp ứng các yêu cầu phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Sở GTVT.

Đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá trên địa bàn TP.HCM hoặc từ TP.HCM đi các tỉnh và ngược lại: 

TP.HCM quy định cấp độ 1, 2, 3: hoạt động vận tải hàng hóa được lưu thông thông suốt theo hướng dẫn của Bộ GTVT và đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động GTVT an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP

Riêng cấp độ 1 hoạt động có điều kiện: Đối với tài xế xe ôm công nghệ, có đăng ký chỉ hoạt động trong khu vực TP.HCM theo diễn tiến của dịch bệnh.

Đối với việc lưu thông, đi lại của người dân: TP không hạn chế việc lưu thông, đi lại của người dân khi cấp độ dịch là 1 và 2. Tuy nhiên, ở cấp độ 3, người dân khi di chuyển liên tỉnh phải đáp ứng yêu cầu về tiêm vaccine và xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các biện pháp phòng, chống dịch mà nơi đến quy định.

Khi cấp độ dịch đạt 4, hoạt động di chuyển liên tỉnh sẽ hạn chế; cụ thể khi di chuyển liên tỉnh phải đáp ứng yêu cầu về tiêm vaccine và xét nghiệm, tuân thủ các quy định về giám sát y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế hoặc tỉnh,TP nơi đến

Về việc tổ chức dạy học trực tiếp: Ở cấp độ 1, công tác này được hoạt động sao cho đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Còn ở cấp độ 2 và 3, thời gian, số lượng học sinh, ngừng một số hoạt động theo hướng dẫn, kết hợp với dạy, học trực tuyến và qua truyền hình.

Hoạt động giáo dục, đào tạo sẽ ngừng hoạt động khi cấp độ dịch là 4.

Đối với hoạt động của cơ quan, công sở: Ở cấp độ 3, các cơ quan, công sở giảm số lượng người làm việc trực tiếp tại cơ quan, đơn vị để tăng cường làm việc trực tuyến. Chỉ bố trí tối đa 2/3 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc cơ quan, đơn vị. Riêng tại cấp độ 4, cán bộ làm việc trực tiếp tại cơ quan sẽ giảm còn 1/2.

Đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thuỷ nội địa, hàng hải: Ở cấp độ 1, vận tải hành khách công cộng được hoạt động theo bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong công tác phòng chống dịch, trừ giãn cách chỗ ngồi trên phương tiện.

Ở cấp độ 2: hoạt động này sẽ đi kèm điều kiện thực hiện giãn cách người trên phương tiện. Còn khi dịch đạt cấp độ 3 thì chỉ được hoạt động tối đa không quá 50% số chuyến hoặc bố trí không quá 50% số phương tiện (trừ xe vận chuyển công nhân viên và chuyên gia, xe phục vụ vận chuyển người bệnh, người dân cách ly y tế…). Khi hoạt động phải đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động GTVT an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP (tuân thủ 5K và vận chuyển không quá 50% số người trên phương tiện).

Ở cấp độ 4, hoạt động hạn chế hơn với việc dừng hoạt động vận tải bằng xe buýt, tuyến cố định, xe trung chuyển, vận chuyển khách theo hợp đồng, du lịch, vận tải hành khách nội địa và hang hải. Xe taxi, xe dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử, xe vận chuyển công nhân viên và chuyên gia, xe phục vụ vận chuyển người bệnh, người dân cách ly y tế và các nhiệm vụ khác được hoạt động. Đặc biệt tuân thủ 5K và vận chuyển không quá 50% số người trên phương tiện)…

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên phối hợp tìm biện pháp hợp tình, hợp lý nhằm giải quyết 16% chưa hoàn thành phân giới cắm mốc và xây dựng đường biên giới hai nước hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Ông Lê Minh Hưng: 'Sắp xếp, tinh gọn bộ máy thì phải đề xuất sửa luật, thậm chí cả Hiến pháp'

Ông Lê Minh Hưng: 'Sắp xếp, tinh gọn bộ máy thì phải đề xuất sửa luật, thậm chí cả Hiến pháp'

(PLO)- Ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết, đi kèm với đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức thì phải đề xuất sửa đổi văn bản pháp luật, kể cả một số văn bản pháp luật rất quan trọng, như Hiến pháp.

Thủ tướng phân công nhiệm vụ cụ thể cho 7 Phó Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng phân công nhiệm vụ cụ thể cho 7 Phó Thủ tướng Chính phủ

(PLO)- Theo quyết định, Thủ tướng Chính phủ là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, những vấn đề có tính chiến lược, khó, nhạy cảm, tác động lớn đến phát triển đất nước. Các Phó Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng.