Tiêm kích bị 'lãng quên' của Nga hồi sinh thành máy bay Trung Quốc
Tiêm kích MiG 1.44 được phát triển cùng lúc với F-22 của Mỹ đã có thể đi vào hoạt động vào cuối những năm 1990. Nhưng sự sụp đổ của nhà nước Xô Viết và tình hình kinh tế khó khăn đã làm kế hoạch gián đoạn và phải từ bỏ dự án, thay vào đó ưu tiên cho chuỗi 'Sukhoi'.
Trong khi Nga đã từ bỏ MIG 1.44 thì Trung Quốc lại bắt đầu dấy lên mối quan tâm sâu sắc. Nước này hiện đang phát triển hai máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tương tự. Theo người Trung Quốc, J-20 sẽ trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm chính thức đầu tiên của Trung Quốc. Nhưng thú vị hơn là J-20 có một số điểm tương đồng rõ ràng với MiG 1.44 và theo các nhà phân tích tạp chí Defence Aviation, những điểm tương đồng này rất dễ nhận biết.
"Cả hai đều có một đôi cánh hình tam giác và một phần đuôi hình chữ V. Điều này có nghĩa là Trung Quốc đã giữ nguyên mẫu máy bay Nga khi phát minh J-20”, các chuyên giaDefence Aviation cho biết. Tuy nhiên, có một sự khác biệt chính là J-20 có công nghệ "tàng hình", trong khi đó các máy bay MiG-1.44 của Nga được thiết kế cho không chiến và theo Cục Quốc phòng hàng không, kích thước của nó rất cơ động.
Trưởng ban thiết kế “Vũ khí xuất khẩu”, Andrei Frolov lưu ý rằng Trung Quốc vẫn chưa đạt trình độ công nghệ cần thiết để tự lực tạo ra một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. “Đặc biệt, điều này áp dụng cho các động cơ - mạnh mẽ và đáng tin cậy, với ống phản lực đa chiều, cũng như tác chiến điện tử. Mà sự đòi hỏi phải đảm bảo các chi tiết này để phát triển J-20 là điều không thể tránh khỏi" - trang web Warfiles trích lời Frolov.
Trong trường hợp này, Frolov đã đề cập đến thỏa thuận bán máy bay Nga Su-35 gần đây. Nga đã bán chiếc AL-41F1 mới nhất cho Trung Quốc với các bộ máy hoàn chỉnh. Ông Frolov lý giải, thật ra Trung Quốc không cần máy bay. Nước này chỉ cần bản thiết kế động cơ để tiếp tục nghiên cứu và phát triển cho máy bay thế hệ thứ năm của họ.