Tiền nhàn rỗi đang 'chảy' trở lại ngân hàng

(PLO)- Chỉ trong tháng 10, có khoảng 22.000 tỉ đồng nhàn rỗi của người dân chảy vào kênh gửi tiết kiệm nhờ lãi suất huy động liên tục bật tăng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo số liệu cập nhật mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết tháng 10, tổng số dư tiền gửi của khách hàng dân cư tại hệ thống ngân hàng đã đạt trên 5,66 triệu tỉ đồng, tăng 6,78% so với cuối năm ngoái. So với cuối tháng 9, số dư tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng gần 22.000 tỉ đồng, tăng khoảng 383.000 tỉ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Ở chiều ngược lại, số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại các ngân hàng trong tháng 10 lại sụt giảm gần 16.000 tỉ đồng, xuống còn 5,766 triệu tỉ đồng. So với đầu năm, số dư tiền gửi tại hệ thống ngân hàng của nhóm khách hàng này chỉ tăng 2,15%.

Hiện số liệu tiền gửi của người dân tại các ngân hàng trong 2 tháng cuối năm chưa có, nhưng với xu hướng lãi suất tiền gửi liên tục điều chỉnh tăng trong 2 tháng gần đây, kỳ vọng sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng vốn huy động.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ vào cuối tháng 10 vừa qua, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, huy động vốn tăng trưởng chậm và hiện nay tốc độ huy động vốn tăng khoảng 4,6% so với đầu năm, tức là chỉ bằng 1/3 so với tốc độ tăng trưởng của tín dụng.

Điều này đặt ra thách thức đối với hệ số sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng rất cao, đồng thời gây quan ngại về thanh khoản của hệ thống ngân hàng vì có huy động tiền được mới cho vay được nền kinh tế.

TS Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết thêm: "Hiện nay không chỉ doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn trung, dài hạn mà cả ngành ngân hàng cũng trong tình trạng tương tự.

Bởi hiện nay, cơ cấu vốn huy động của ngân hàng là 80% vốn ngắn hạn, 20% vốn trung dài hạn và vốn tự có. Hiện ngân hàng đang phải cho vay hơn 50% vốn trung dài hạn"

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm