Tiêu chí chọn bánh trung thu vừa ngon, vừa đảm bảo

Thị trường bánh trung thu đang ngày một nhộn nhịp bởi sự đa dạng và phong phú của sản phẩm này. Tuy nhiên đi kèm đấy là nỗi lo những loại bánh trung thu kém chất lượng, sử dụng nguyên liệu không đảm bảo hoặc sản phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc chất lượng, đơn cử như bánh trung thu hiệu Liu Xin Su (hay còn gọi là bánh trung thu trứng chảy) có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Trước vấn đề này, trong nhiều năm nay Tổng cục Quản lý thị trường đã đưa ra nhiều phương án kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như nguồn gốc các mặt hàng bánh trung thu, đồ chơi trẻ em trước, trong và sau mùa Trung thu.

Không chỉ thế Cục An toàn thực phẩm (VFA), Bộ Y tế cũng đưa ra nhiều khuyến cáo về vấn đề an toàn thực phẩm trong mùa Trung thu.

Cục VFA cho hay mỗi loại nguyên liệu làm bánh trung thu đều có nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh như nấm mốc, nấm men, tụ cầu, tả, ký sinh trùng... và ô nhiễm hóa chất độc hại như chất tạo màu cấm sử dụng, hóa chất sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm ngoài doanh mục… Không chỉ thế vì lợi nhuận, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh bất chấp các quy định về an toàn thực phẩm, chất lượng nguyên liệu để sản xuất… khiến sản phẩm đưa ra thị trường không đảm bảo an toàn, tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.

Theo đó, để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thị trường bánh trung thu, Cục VFA nhận định người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng có tính quyết định.

“Việc người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, lựa chọn cơ sở kinh doanh và sử dụng bánh, ở những nơi uy tín góp phần kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hoạt động kinh doanh bánh trung thu trên thị trường thông qua quyền "giám sát" và quyền "tẩy chay" sản phẩm” - Cục VFA nêu rõ.

Cục VFA khuyến cáo, để mua bánh trung thu đảm bảo an toàn thực phẩm cần theo các tiêu chí sau:

Mua bánh trung thu không đảm bảo làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Internet

- Sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng: có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản...

- Sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng.

- Sản phẩm được bày bán ở nơi hợp vệ sinh, có đủ trang thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

- Người tiêu dùng phải sử dụng cảm quan để đánh giá bảo đảm sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có mầu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ.

- Tuyệt đối không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm biến dạng, hàng lậu.

Bên cạnh đó, Cục cũng chỉ ra cách bảo quản bánh trung thu sau khi mua về bằng các tiêu chí sau:

-Bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, được che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập. Bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

- Chỉ ăn bánh còn hạn sử dụng, không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ.

- Rửa tay sạch tr­ước khi cắt, chia bánh và trước khi ăn bánh.

- Không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm.

- Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống, nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, trợ giúp kịp thời về chuyên môn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới