Tiêu chuẩn để đạt danh hiệu Thẩm phán giỏi

Ngày 5-5, TAND Tối cao ban hành Quyết định số 10 về quy chế xét tặng danh hiệu Thẩm phán giỏi, Thẩm phán tiêu biểu, Thẩm phán mẫu mực với sáu tiêu chuẩn chung.

Một là có ít nhất một nhiệm kỳ làm thẩm phán.

Hai là có phẩm chất đạo đức tốt; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế, kỷ luật của cơ quan, đơn vị.

Ba là tận tụy với nghề; ban hành bản án, quyết định đúng pháp luật; là tấm gương điển hình trong rèn luyện, thực hiện chức trách nhiệm vụ của thẩm phán.

Bốn là tích cực tham gia phong trào thi đua.

Năm là trong ba năm công tác trước thời điểm xét tặng liên tục được xếp loại công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Sáu là có số lượng, chất lượng vụ, việc đã trực tiếp làm chủ tọa, tham gia phiên tòa xét xử hoặc được phân công trực tiếp giải quyết (trong 65 tháng liên tục trước thời điểm xét tặng) bằng hoặc cao hơn các tiêu chuẩn quy định.

TAND quận 7 nhận danh hiệu Đơn vị thi đua xuất sắc năm 2017 do TAND Tối cao tặng.

Để đạt danh hiệu Thẩm phán giỏi, ngoài các tiêu chuẩn chung trên, thẩm phán còn phải đạt các tiêu chuẩn khác.

Cụ thể là giải quyết, xét xử liên tục từ 350 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo), 500 vụ, việc trở lên (đối với các thành phố trực thuộc trung ương) và 450 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác) mà không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.

Cạnh đó, thẩm phán phải được trên 50% cán bộ, công chức, người lao động của đơn vị cơ sở bỏ phiếu đề nghị. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm