Lá trầu không: Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cách trị mụn cám với lá trầu rất đơn giản, lấy 4-5 lá trầu đem rửa sạch, vò nát và bỏ vào một ly nước nóng, để nguội trong 30 phút. Dùng nước lá trầu rửa mặt 2-3 lần/ngày. Ngoài ra việc rửa mặt với lá trầu còn có thêm một công dụng nữa là giúp thu nhỏ lỗ chân lông rất hiệu quả.
Lá bạc hà tươi: Là một loại lá nổi tiếng về tính kháng khuẩn, khử trùng tốt, nước ép lá bạc hà là một công cụ làm sạch da tuyệt vời có tác dụng làm mềm da, chữa viêm nhiễm da, đồng thời trị mụn. Nó cũng có thể dùng để trị các vết cắn của côn trùng như muỗi. Để trị mụn cám, chỉ cần nghiền nhuyễn vài nhánh bạc hà sau đó đắp lên mặt, để trong khoảng 5-10 phút và rửa lại bằng nước lạnh. Có thể áp dụng 2-3 lần/tuần mà không gây kích ứng.
Lá dấp cá: Lá dấp cá được dùng nhiều trong Đông y, với tính năng kháng khuẩn giúp giảm kích thước cho mụn viêm sưng, u nhọt, ngoài ra lá dấp cá làm mát và khử trùng những nốt mụn dưới da. Giã nhuyễn vài lá dấp cá, sau đó đắp lên những vùng tập trung nhiều mụn cám và viêm sưng trong 5-10 phút và rửa lại bằng nước sạch. Áp dụng 2-3 lần/tuần để làm giảm mụn cám.
Lá nha đam: Ngoài công dụng dưỡng da thì lô hội còn giúp điều trị mụn cám, giảm viêm sưng nhờ tính kháng khuẩn, đồng thời cũng làm phai sẹo do mụn để lại giúp da trở nên mịn màng. Dùng 1/4 lá lô hội tách lấy phần thịt bên trong lá, sẽ có một chất dịch chảy ra từ thịt lô hội, dùng chất dịch này thoa lên vùng da bị mụn. Kiên trì áp dụng trong hai tuần sẽ có kết quả rất rõ rệt.
MỸ DUYÊN