Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phải hàng ngày đối mặt với những stress của việc chăm sóc trẻ có thể khiến các bà bị trầm cảm.
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi sức khỏe của 240 người bà ở bang Ohio, với phong tục tập quán và hoàn cảnh khác nhau, trong 6,5 năm. Những người bà này đang chăm sóc cháu tuổi từ 16 trở xuống cả ngày. Họ được phân loại theo hoàn cảnh sống: những người chăm cháu cả ngày, những người sống trong gia đình nhiều thế hệ, và những người không phải chăm cháu. Các đối tượng được chọn ngẫu nhiên trên toàn bang Ohio để tạo thành mẫu đại diện gồm cả vùng thành thị và nông thôn. Tuổi trung bình của các bà khi bắt đầu nghiên cứu là 57,5 tuổi.
Trầm cảm được định nghĩa là một bệnh mạn tính, đặc trưng bởi mất hứng thứ với các hoạt động, chán nản, cảm giác thờ ơ và thất vọng. Chỉ bị một đợt trầm cảm cũng khiến người bệnh tăng 50% nguy cơ bị một đợt khác. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm còn nhiều bí ẩn, tuy nhiên, sự mất cân bằng giữa các monoamin — như serotonin, norepinephrine, dopamine — đã được nhắc tới từ lâu trong sa sút tinh thần.
Nhóm nghiên cứu thấy rằng việc phải trông cháu cả ngày “có tác động rõ rệt đến các triệu chứng trầm cảm và sự căng thẳng trong gia đình, nhưng không tác động đến sự đảm đang tháo vát”.
Mặt tích cực là các bà có triệu chứng trầm cảm thườngđáp ứng tốt với khuyến khích của các bác sĩ đi tìm sự giúp đỡ, nhất là những người đang phải nuôi cháu một mình.
Nhóm nghiên cứu thúc giục cần có sự chú ý nhiều hơn đến các rối loạn sức khỏe tâm thần ở người già, nhất là những người đang phải đối mặt với những khó khăn đặc biệt do phải nuôi dưỡng cháu. Sự căng thẳng về cảm xúc, trí lực và thể lực của quá trình nuôi dạy trẻ phải được xử lý một cách khéo léo và tế nhị.
Thống kê dân số của Mỹ cho thấy có khoảng 6,2 triệu hộ gia đình sống cùng với ít nhất một ông hoặc bà, chiếm 5,3 số hộ gia đình tại Mỹ. Có khoảng 1 triệu ông bà đang nuôi dưỡng cháu ở nhà mà không có cha mẹ cháu ở bên.
Theo Cẩm Tú (Medical Daily, Dân trí)