Trung Quốc kêu gọi Nga, Ukraine đàm phán càng sớm càng tốt

(PLO)- Trung Quốc kêu gọi Nga, Ukraine đàm phán càng sớm càng tốt; Moscow nghi ngờ khả năng làm trung gian hòa giải của Liên Hợp Quốc.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 17-2, đại sứ Trung Quốc (TQ) tại Liên Hợp Quốc (LHQ) - ông Trương Vân đã có bài phát biểu trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ nhân dịp kỷ niệm ký kết các Thỏa thuận Minsk, nói rằng Nga và Ukraine nên sớm ngừng bắn và bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình càng sớm càng tốt, theo hãng thông tấn TASS.

Cụ thể, ông Trương nhận định rằng mặc dù căng thẳng Moscow-Kiev được cho là sẽ giảm bớt từ hồi các thỏa thuận Minsk được ký kết, song trên thực tế leo thang xung đột vẫn diễn ra, trong đó có các cuộc xung đột với quy mô lớn.

Lính Ukraine và xe tăng Nga bị phá hủy tại chiến trường tỉnh Kharkiv. Ảnh: AP

Lính Ukraine và xe tăng Nga bị phá hủy tại chiến trường tỉnh Kharkiv. Ảnh: AP

Ông nói thêm rằng nếu các bên tuân thủ tất cả các điều khoản trong thỏa thuận, thì có lẽ chiến sự tại Ukraine đã không đến mức như ngày nay.

Ngoài ra, ông Trương còn kêu gọi “Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng nên ngồi vào bàn đàm phán với Moscow để tiến hành các cuộc đối thoại toàn diện, sâu sắc, dựa trên các nguyên tắc chung về an ninh, nhằm tạo ra một sự cân bằng và hiệu quả trong việc thúc đẩy hòa bình.

Cùng diễn biến, ngày 17-2, đại sứ Nga tại LHQ Vasily Nebenzya nói rằng Moscow nghi ngờ khả năng làm trung gian hòa giải của LHQ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan xung đột ở Ukraine, TASS đưa tin.

Theo đó, ông Nebenzya nói rằng ngày nay nhiều người vẫn tin rằng LHQ sẽ đóng vai trò làm trung gian hòa giải các xung đột giữa Nga và Ukraine, song tới nay vẫn chưa thấy bất kỳ sự đảm bảo nào cho thấy tổ chức này sẽ hành động để thúc đẩy hòa giải diễn ra, đồng thời ông nói không biết Moscow có thể tin tưởng hoàn toàn vào các cuộc hòa giải và đàm phán hay không.

Theo TASS, các thỏa thuận Minsk được lãnh đạo các nước Nga, Ukraine ký kết vào năm 2014 và 2015, do Đức và Pháp đứng ra đảm bảo. Đây được cho là "lộ trình hòa bình ở Ukraine", vì nó đưa ra các cam kết ngừng bắn và rút quân giữa các bên, đồng thời giúp các vùng lãnh thổ của Ukraine như Donetsk và Luhansk đạt vị thế đặc biệt hơn trong nhà nước sau các bất ổn về chính trị hồi 2014.

Hồi cuối năm 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng một trong những nguyên nhân khiến họ phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine chính là do phía Kiev đã không tuân thủ các điều khoản trong hiệp định trên, đài RT đưa tin.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm