Trung Quốc thích sức mạnh quân sự?

Tuần báo quốc phòng Mỹ Defense News đưa tin Cơ quan Khảo cứu Quốc hội Mỹ (thuộc Thư viện Quốc hội Mỹ) đã công bố nghiên cứu mới của nhà phân tích châu Á Ian E. Rinehart.

Nghiên cứu mới có tiêu đề “Quân đội Trung Quốc (TQ): Tổng quan và hậu quả dành cho Quốc hội” đã được phân phát cho các thành viên Quốc hội Mỹ hồi cuối tháng 3 vừa qua.

Nghiên cứu của Ian E. Rinehart đã đề nghị Quốc hội Mỹ nên xem xét khái niệm “chiến tranh theo kiểu TQ” đồng thời chỉ ra nhiều yếu tố quan trọng quyết định thắng thua trong chiến tranh mà giới quan sát TQ  Mỹ đang phớt lờ:

• Phạm vi trách nhiệm khác nhau về địa lý: Quân đội Mỹ có trách nhiệm rộng lớn về an ninh toàn cầu, trong đó có châu Âu và Trung Đông. Tuy nhiên trong chiến tranh với TQ, quân đội Mỹ chỉ có thể điều động số lượng hạn chế các nguồn lực. Ngược lại, quân đội TQ không đối mặt với khó khăn này.

• Nhiệm vụ khác nhau: Đánh giá khả năng quân sự so với các nhiệm vụ được giao sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn so với các thông số khác. Đây là yếu tố quan trọng trong đánh giá khả năng quân sự của Mỹ và TQ vì nhiệm vụ của mỗi nước khác nhau.

• Tuyên bố của TQ không phải lúc nào cũng đáng tin: Các nhà lãnh đạo TQ thường đưa ra các tuyên bố thường kỳ và khái quát về dự định quân sự thông qua Sách trắng hay phát biểu công khai.

Tàu ngầm Oyashio của Nhật vào căn cứ Subic ngày 3-4. Ảnh: AFP-JIJI

Các tuyên bố này có thể là thông tin tuyên truyền nhằm tác động đến dư luận trong và ngoài nước chứ không phải thông tin chính xác giúp hiểu ý đ? ồ quân sự của TQ. Tuy nhiên, không phải phát biểu nào cũng là giả vờ.

Thách thức ở đây là phân biệt được tuyên bố giả vờ và tuyên bố thực sự. Quan sát năng lực quân sự nào TQ đang theo đuổi và độ kết nối của năng lực này với các tuyên bố sẽ giúp đánh giá chính xác hơn.

• Minh bạch hạn chế: Đây là hạn chế khi đánh giá năng lực quân sự và ý đ? ồ của TQ. Lầu Năm Góc đã từng nhận xét: “Tình trạng thiếu minh bạch của TQ về phát triển năng lực quân sự và ý đồ chiến lược đã làm gia tăng lo ngại trong khu vực về ý định của nước này. Sự thiếu minh bạch càng gia tăng, lo ngại càng có xu hướng tăng như quá trình hiện đại hóa của quân đội TQ”.

• Gương phản chiếu: Các giá trị và niềm tin mà các nhà lãnh đạo TQ theo đuổi về cơ bản khác với Mỹ. Nếu sử dụng khái niệm gương phản chiếu (giá trị và niềm tin của một người có thể được những người khác chia sẻ) có thể dẫn tới đánh giá kém chính xác về ý đ? ồ của đối phương.

• Phòng thủ tích cực/đánh chặn đầu tiên: Quân đội TQ đánh giá không gian mạng và không gian chiếm ưu thế trong chiến tranh hiện đại, do đó sẽ chọn biện pháp tấn công mạng thông tin.

TQ sẽ tiến hành hàng loạt hoạt động, bao gồm chiến tranh động năng và điện tử để gây rối mạng lưới vệ tinh của quân đội Mỹ. TQ ưu tiên cho khái niệm đánh chặn đầu tiên để phòng thủ và xem đó là nền tảng trong xung đột.

Báo Japan Times (Nhật) đưa tin tàu ngầm Oyashio của Nhật cùng hai tàu khu trục phóng tên lửa hộ tống đã cập cảng căn cứ Subic của Philippines ngày 3-4. Đây là chuyến thăm Philippines đầu tiên của tàu ngầm Nhật sau 15 năm. Ba tàu sẽ tham gia huấn luyện trong ba ngày ở vịnh Subic, sau đó sẽ đến Cam Ranh. Báo Straits Times (Singapore) ghi nhận tàu ngầm Nhật đến Philippines ngay trước cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines là dấu hiệu biểu dương sức mạnh trước hành động ngày càng hung hăng của TQ ở biển Đông.

TNL

Các nhà lãnh đạo TQ từng tuyên bố về các “lợi ích cốt lõi” và ý định bảo vệ các lợi ích này bằng quân sự. Tuyên bố này hoàn toàn đúng trong trường hợp biển Đông và Đài Loan chứ không phải thông tin giả vờ.

Nghiên cứu của IAN E. RINEHART

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm