Vai trò của vành đai 3 TP.HCM trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng

(PLO)-  Đường vành đai 3 TP.HCM có vai trò hết sức quan trọng đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đồng thời tạo điều kiện để kêu gọi đầu tư, phát triển đô thị.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trao đổi với PLO, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông), cho biết tuyến vành đai 3 TP.HCM là đường vành đai đô thị được quy hoạch nằm trong mạng lưới đường bộ cao tốc, thuộc nhóm dự án quan trọng quốc gia và được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2030.

Sơ đồ tuyến vành đai 3 TP.HCM. Đồ hoạ: Hồ Trang.

Sơ đồ tuyến vành đai 3 TP.HCM. Đồ hoạ: Hồ Trang.

Quy mô của đường vành đai 3 TP.HCM gồm đường cao tốc vành đai mặt cắt ngang 6 - 8 làn xe cao tốc vận tốc thiết kế 100 km/h và đường song hành hai bên.

Ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết:

Tuyến vành đai 3 TP.HCM đi ngang đô thị do đó rất cần thiết phải có tuyến đường tránh, đường gom để dân cư đi qua.

Bởi lẽ đường cao tốc cắt ngang thì người dân bị chia cắt các vùng, mà đường gom thì rất là xa nên cần thiết có đường song hành.

Bên cạnh đó, chúng ta bồi thường một lần luôn. Tuyến đi qua đô thị nếu chúng ta thực hiện bồi thường đường cao tốc thì cũng cần tính toán làm đường gom nhằm tạo thuận lợi trong tác bồi thường, giải tỏa.

Đường song hành có quy mô ít nhất 2 làn xe tiêu chuẩn. Đường song hành sẽ được đầu tư phân kỳ tùy theo nhu cầu vận tải, sự phát triển các đô thị hai bên. Đường song hành sẽ được tính toán, hoạch định cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư.

Riêng đoạn qua đô thị tại TP Thủ đức được thiết kế với quy mô 3 làn xe trong đó có 2 làn xe cơ giới và 1 làn xe hỗ hợp, chiều rộng nền đường 13 m, mặt đường 12 m.

Do phần tuyến chính cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

Do đó, việc đầu tư xây dựng đường song hành là cần thiết để tổ chức giao thông kết nối với khu đô thị, khu dân cư dọc hai bên tuyến, phục vụ phát triển khu công nghiệp, khai thác quỹ đất hai bên đường, đảm bảo các mục tiêu đầu tư. Đồng thời phù hợp với các quy hoạch đã được duyệt.

Ông Phúc cho biết: Với tính chất vừa là đường cao tốc vành đai liên vùng, vừa là đường cao tốc đô thị, đường vành đai 3 TP.HCM có vai trò hết sức quan trọng đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có tuyến đi qua gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Đồng thời, vành đai 3 còn là tiền đề, điều kiện cần để kêu gọi đầu tư, phát triển khu đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ của các khu vực có tuyến đi qua.

Từ đó, dự án góp phần nâng cao khả năng kết nối giữa các đô thị vệ tinh dọc theo hai bên đường, giảm ách tắc giao thông ở TP.HCM. Đồng thời, tạo không gian phát triển mới để khai thác tiềm năng sử dụng quỹ đất; tăng hiệu quả đầu tư đối với các dự án khác đang được triển khai thực hiện.

Đối với việc bố trí làn dừng xe khẩn cấp, Ban Giao thông Vận tải cho biết báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trình Quốc hội, đã bố trí các điểm dừng xe khẩn cấp (không liên tục) với khoảng cách 4-5 km/điểm.

Mỗi điểm dừng xe khẩn cấp được thiết kế với bề rộng 3 m, chiều dài 270 m theo quy định tại Quyết định số 5109/QĐ-BGTVT năm 2014 về hướng dẫn thiết kế và tổ chức giao thông trong giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm