Văn bản khó hiểu, “đá” nhau nên vi phạm vẫn xảy ra

Sáng 6/6, đánh giá việc tổ chức lễ hội 6 tháng vừa qua, Thứ trưởng Bộ Văn hóa  thể thao du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho rằng "đã thành công", tuy nhiên việc buôn bán, đốt vàng mã chưa đúng quy định, nạn bói toán, khấn thuê, rải tiền lẻ… vẫn tồn tại tại một vài điểm. Điển hình là hiện tượng chen lấn, xô đẩy tại lễ hội cướp phết (huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc), lễ khai ấn Đền Trần (Nam Định); bày bán thực phẩm phản cảm và đổi tiền lẻ ở chùa Hương (Hà Nội); cài rải tiền vào tay Phật ở chùa Bái Đính (Ninh Bình), đền Trần (Nam Định)…

so-ket-cong-tac-to-chuc-le-hoi-9127-1402

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịchHuỳnh Vĩnh Ái đánh giá, mùa lễ hội 6 tháng đầu năm 2014 đã thành công, những hạn chế của các mùa lễ hội trước đã giảm. Ảnh:Quỳnh Trang.

Phó chánh thanh tra Bộ Văn hóa thể thao du lịch Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, các quy định về cấm đốt vàng mã hiện chưa rõ ràng, còn bất cập. Trong khi nghị định 103 năm 2009 quy định "cấm đốt đồ mã nơi công cộng" thì Nghị định 158 năm 2013 lại "cấm đốt vàng mã sai nơi quy định".

"Nơi công cộng A quy định chỗ này được đốt vàng mã thì người dân đốt ở đó sẽ không sai theo nghị định 158, nhưng theo 103 thì vi phạm. Việc sản xuất, vận chuyển đồ mã cũng chưa có quy định cấm hay hạn chế nào", Phó chánh thanh tra nêu quan điểm và cho rằng đây là nguyên nhân khó xử lý triệt để tình trạng đốt vàng mã lộn xộn, tràn lan.

Tiến sĩ Lương Hồng Quang (Viện phó Viện Văn hóa nghệ thuật) cũng cho rằng cần có chế tài cụ thể khi tình trạng đốt vàng mã đang bùng nổ. Theo ông Quang, đây là nghi lễ truyền thống vì thế không nên bài trừ. Thay vào đó, nhà quản lý cần tuyên truyền, giáo dục để người dân thay đổi hành vi.

Cũng trong hội nghị sáng nay, đánh giá về thông tư mới "Hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo", nhiều đại biểu cho rằng các quy định gần như giống như trước nên "không có cũng được".

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn (Giám đốc Sở Văn hóa thể thao du lịch Lào Cai) chia sẻ: "Khao khát nhất là thông tư có quy định cụ thể về quản lý tiền công đức lễ hội thì mọi thứ vẫn chung chung". Theo ông, trong quản lý lễ hội phức tạp nhất là vấn đề dịch vụ, tiền công đức, tuy nhiên chúng lại chưa có chế tài khiến công tác quản lý gặp khó khăn. "Bộ nên sớm ra quy định cụ thể nhất. Nếu cứ để chung chung như hiện tại, thông tư này sớm lạc hậu", ông Sơn nêu quan điểm.

Theo Quỳnh Trang (VNE)

Tựa bài do PLO đặt

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên phối hợp tìm biện pháp hợp tình, hợp lý nhằm giải quyết 16% chưa hoàn thành phân giới cắm mốc và xây dựng đường biên giới hai nước hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Ông Lê Minh Hưng: 'Sắp xếp, tinh gọn bộ máy thì phải đề xuất sửa luật, thậm chí cả Hiến pháp'

Ông Lê Minh Hưng: 'Sắp xếp, tinh gọn bộ máy thì phải đề xuất sửa luật, thậm chí cả Hiến pháp'

(PLO)- Ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết, đi kèm với đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức thì phải đề xuất sửa đổi văn bản pháp luật, kể cả một số văn bản pháp luật rất quan trọng, như Hiến pháp.