Ramuwan - Lễ Tảo mộ độc đáo của người Chăm theo Hồi giáo
THANH SƠN
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
Hằng năm, cứ tháng 9 (tính theo Hồi lịch), người Chăm Hồi giáo tổ chức lễ hội Ramưwan.
Tại Việt Nam. theo các nhà nghiên cứu về văn hoá thì đạo Hồi du nhập vào Chăm Pa vào khoảng thế kỷ IX. So với các vùng Hồi giáo khác trên thế giới thì đạo Hồi khi du nhập vào Chăm Pa, đã có một số biến đổi về lễ nghi cúng kính. Người Chăm cư ngụ tại Ninh Thuận có 2 nhóm chính phân theo tín ngưỡng là Chăm Ahiêr (Chăm ảnh hưởng Bàlamôn) và Chăm Awal (Chăm Bàni - Chăm ảnh hưởng Hồi giáo). Ngoài ra vào thập niên 1960 tại đây có một nhóm nhỏ người Chăm Bàni đã cải sang theo Hồi giáo chính thống (Islam).
Lễ Ramuwan chính là cách gọi của lễ Ramadan của đạo Hồi, đây là tháng nhịn ăn, chay niệm của các tu sĩ Hồi giáo và là dịp để tín đồ người Chăm Hồi giáo cúng gia tiên để tưởng nhớ người thân đã mất, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao vui chơi vui hội ở tất cả các làng Chăm Hồi giáo.
Trước lễ Ramuwan, đồng bào Chăm theo theo đạo Bàni và Islam đều tổ chức Lễ tảo mộ (nhằm những ngày 29, 30 tháng 8 và mùng 1 tháng 9 Hồi lịch, tính theo dương lịch vào các ngày 29, 30, 31/3 và 1/4).
Hầu như mỗi làng thường chỉ có một nghĩa trang duy nhất. Nghĩa trang này theo tiếng Chăm gọi là Ghur.
Khác với người Chăm theo đạo Bàlamon, người Chăm Bàni chôn theo cách địa táng. Người mất trong cùng dòng tộc được chôn sát nhau ở một khu đất riêng nằm chung trong Ghur. Mỗi mộ phần được đánh dấu bằng hai hòn đá nhỏ lấy từ tự nhiên, sau này một số người có dùng xi-măng đúc theo hình khối hay hòn đá được mài có tính mĩ thuật hơn. Tất cả được chôn có khoảng cách đều nhau, và theo hướng Bắc - Nam. Hướng Bắc là vị trí của đầu, hướng Nam là vị trí của chân, người mất khi chôn nghiêng mặt đều về hướng Tây (Theo quan niệm hướng Tây là hướng thánh địa Mecca là thủ đô tinh thần của người Hồi giáo). Các mộ liền nhau, thậm chí chôn chồng lên nhau nên còn được coi là mộ chôn chung.
Lễ tảo mộ thường được tổ chức vào buổi sáng và để chuẩn bị cho lễ này, trước đó vài ngày, các tộc họ đã đến làm cỏ, vun cát cho các ngôi mộ.
Ngày tảo mộ dù mưa hay nắng, các gia đình tín đồ Chăm mặc trang phục truyền thống mang theo lễ vật đi đến các Ghur. Đồ cúng được bày biện khá đơn giản gồm: Trầu cau, thuốc, nước uống và bánh kẹo… sau đó mọi người thành kính ngồi vòng tròn quanh mộ theo từng dòng tộc.
Thầy Char là người chủ lễ cúng, cầu kinh Coran bằng tiếng ả Rập, các vị phụ tế vẩy nước thánh lên từng viên đá (bia mộ) với ý nghĩa tẩy uế, làm cho người chết được mát mẻ, sạch sẽ, thanh khiết hơn, sau đó đọc kinh, cúng bái rước tổ tiên về nhà ăn Tết...
Sau đọc kinh cầu nguyện cùng với mọi người, làm dấu ấn thánh khấn vái ông bà tổ tiên phù hộ cho xóm làng và cầu mong những người còn sống sức khỏe, được hạnh phúc, bình an, làm ăn thắng lợi. Trước khi hoàn tất phần lễ, thầy Char lấy trầu cau têm sẵn nhét xuống từng ngôi mộ, mỗi người sẽ chắp tay giơ cao vái lạy sát đất 3 lần.
Lễ tảo mộ cũng là dịp mọi người đi xa về gặp anh chị em, bạn bè để hàn huyên hỏi thăm chúc sức khoẻ nhau. Lễ tảo mộ hiện nay cũng thu hút nhiều du khách, phóng viên báo đài tới tham dự, bởi đây là một sự kiện độc đáo của người Chăm theo đạo Bàni, Islam nói riêng, nổi bật trong văn hoá Chăm tại Ninh Thuận nói chung,
Sau Lễ tảo mộ các gia đình về nhà cúng gia tiên theo phong tục truyền thống, khoản đãi bạn bè khách thân mật. Chiều tối ngày 1-9 (Hồi lịch), các vị chức sắc Bà ni vào chùa và các Ban Hakem vào thánh đường thực hiện nghi lễ tháng tịnh chay. Trong tháng Ramưwan, các vị chức sắc Bà ni và mọi người sinh hoạt tại chùa, chỉ được phép ăn uống khi mặt trời đã lặn (trừ phụ nữ có thai, trẻ em, người già bệnh đau). Mọi người quan niệm thực hiện tháng tịnh chay là làm cho thể xác, tinh thần trong sạch, chế ngự những ham muốn tầm thường; hướng tới cuộc sống chân thiện mỹ, đoàn kết cộng đồng, dân tộc.
Một số hình ảnh Lễ tảo mộ tại thôn Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận:
Ngày tảo mộ dù mưa hay nắng, các gia đình tín đồ Chăm mặc trang phục truyền thống mang theo lễ vật đi đến các Ghur
Moi người tập trung tại Ghur thực hiện lễ tảo mộ
Mỗi mộ phần được đánh dấu bằng hai hòn đá nhỏ lấy từ tự nhiên
(PLO)- Công an tỉnh Lâm Đồng đang điều tra vụ người đàn ông nhảy cầu tại chợ Đà Lạt, thông tin ban đầu nghi do người này buồn bã sau khi bị hack tài khoản ngân hàng mất 2 tỉ đồng.
(PLO)- Động đất Myanmar: Chạy đua cứu người khi 'cánh cửa vàng' khép lại; Việt Nam cùng quốc tế chung tay hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất; Tạm giữ tài xế vụ xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc; Cặp đôi nhiều lần trộm tiêu của người dân đang phơi đem bán; Bắt tài xế dùng gậy bóng chày đánh người chở bé gái đi học ở Bình Dương.
(PLO)- Nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn, ca sĩ Hồng Nhung vượt bạo bệnh cùng các nghệ sĩ biểu diễn đầy thăng hoa tại đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn.
(PLO)- Theo Trung tướng Nguyễn Châu Thanh, nguyên Chủ nhiệm Tổng Cục Kỹ thuật, Bộ Quốc Phòng cho biết khi xem tranh Huỳnh Phương Đông, ông nhìn thấy cha ông và chính mình ở trong đó.
(PLO)- Tham dự buổi ra mắt phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối, Đại tá tình báo Tư Cang nhớ lại những ngày đạn bom khốc liệt và cho biết "khi đó bám trụ Củ Chi khủng khiếp lắm".
(PLO)- Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cho biết ông thực hiện phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối vì tình yêu với mảnh đất Củ Chi, với đất nước và con người Việt Nam
(PLO)- Richard Chamberlain, người đóng vai cha Ralph de Bricassart trong bộ phim truyền hình nổi tiếng "Tiếng chim hót trong bụi mận gai", đã qua đời ở tuổi 90 tại nhà riêng hôm 29-3 do biến chứng sau cơn đột quỵ.
(PLO)- Bên cạnh các ca khúc cách mạng đầy hào hùng như Hãy yên lòng mẹ ơi, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn… nhạc sĩ Lư Nhất Vũ còn được đông đảo khán giả yêu mến qua những ca khúc Bài ca đất phương Nam, Chú bé đi tìm cha (phim Đất phương Nam) …
(PLO)- Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên và lãnh đạo TP.HCM cùng đông đảo văn nghệ sĩ đến viếng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, người có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc và văn hoá vùng đất Nam Bộ.
(PLO)- Sáng ngày 30-3, UBND TP.HCM phối hợp cùng Sở VH&TT và Liên Đoàn Lân Sư Rồng TP.HCM tổ chức Lễ công bố Quyết định Nghệ Thuật Lân Sư Rồng trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(PLO)- Từ ngày 5 đến 7-4-2025, Đền thờ Vua Hùng TP Cần Thơ sẽ mở cửa từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối để phục vụ người dân và du khách, các ngày khác mở cửa theo thường lệ.
(PLO)-Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đồng ý trình UNESCO xem xét, đưa di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
(PLO)- Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn Công tác xã hội Gia Định, nhóm văn nghệ Hướng Dương và nhóm văn nghệ Vừng Hồng họp mặt cùng ôn lại một thời hoạt động công tác xã hội của tuổi trẻ trong đạn bom khói lửa...
(PLO)- Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, tác giả các ca khúc Bài ca đất Phương Nam, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Hãy yên lòng mẹ ơi...đã qua đời tại nhà riêng vào sáng 29-3.