Vô lý nếu kiểm soát an toàn thực phẩm kiểu 'chỉ nắm người có tóc'

(PLO)- Xung quanh chợ đầu mới Thủ Đức có 31 điểm kinh doanh trái phép, chợ đầu mối Hóc Môn 131 điểm, chợ đầu mối Bình Điền 235 điểm...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 22-2, tại buổi tổng kết chương trình HVNCLC- Chuẩn hội nhập và tọa đàm Chia sẻ và định hướng về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN), bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM cho biết: Trong năm qua Ban ATTP xử phạt nhiều nhất là hành vi không có giấy đủ điều kiện ATTP, chưa làm thủ tục tự công bố…

Bà Lan cũng cho biết, bên cạnh những nơi làm hợp pháp còn tình trạng kinh doanh tự phát, chợ dân sinh tự phát, vỉa hè. Tình trạng kinh doanh không phép tồn tại nhiều.

Một điểm bán thịt heo trên vỉa hè quận Tân Phú. ẢNH: TÚ UYÊN

Một điểm bán thịt heo trên vỉa hè quận Tân Phú. ẢNH: TÚ UYÊN

Đơn cử xung quanh chợ đầu mới Thủ Đức có 31 điểm kinh doanh trái phép, chợ đầu mối Hóc Môn 131 điểm, xung quanh chợ đầu mối Bình Điền 235 điểm kinh doanh trái phép... Đây sự là bất công với người làm đúng luật.

Đồng thời, sau dịch cơ quan chức năng đang đối phó với tình trạng “nở nồi” của các chợ tự phát

“Do đó chúng tôi cùng các cơ quan chức năng kiểm soát lại tình hình chứ không sẽ rất vô lý khi bàn ATTP, yêu cầu DN tuân thủ theo kiểu "nắm người có tóc, không nắm kẻ trọc đầu". Nhưng để giải quyết không chỉ ngày một, ngày hai và khi kinh tế khá hơn, người dân có nhiều điều kiện quan tâm đến ATTP hơn”-bà Lan nói.

Cũng theo bà Lan, trong quản lý nhà nước về ATTP định hướng làm sao hài hoa giữa chống thực phẩm bẩn và xây dựng thực phẩm sạch chứ không chăm chăm vào xử phạt.

Điều này có thể gây tác dụng ngược là người ta càng làm bậy để thu hồi lại tiền đã đóng phạt. Bên cạnh đó, nếu bị phạt quá họ sẽ đóng cửa nhưng lại mở cơ sở mới cũng làm bậy.

Mặt khác, không phải lúc nào nhà nước cũng thu được tiền phạt bởi thực tế có DN đóng cửa luôn sau đó mở DN khác.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm