Xét xử vụ án Dương Tự Trọng vào 28/8 tới

Bị cáo Dương Tự Trọng trước vành móng ngựa. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Bị cáo Dương Tự Trọng trước vành móng ngựa. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng Phạm Đức Tuyên chiều nay, 22/8, cho biết thông tin trên.

Bị cáo Dương Tự Trọng, sinh năm 1961 tại Hải Phòng, thường trú ở số 72 Cầu Đất, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng; tạm trú tại phòng 703 nhà khách Hoàng Cầu-Bộ Công an (ngõ 97 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội).

Ngày 23/5, Tòa án nhân dân tối cao tuyên phạt bị cáo Dương Tự Trọng 16 năm tù về tội "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài," hiện đang bị tạm giam.

Theo cáo trạng, từ năm 2001-2002, bị cáo Dương Tự Trọng (khi đó là Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hải Phòng) đã có quan hệ thân thiết với Đồng Xuân Phong, cán bộ Đội chống buôn lậu - Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.

Ngày 18/8/2009, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định khởi tố bị can và ra Lệnh bắt tạm giam đối với đối tượng Đồng Xuân Phong về tội "Buôn lậu."

Do Phong bỏ trốn, ngày 16/10/2009, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định truy nã toàn quốc đối với đối tượng Đồng Xuân Phong.

Ngoài việc gửi quyết định, Công an Thành phố Hồ Chí Minh còn cử cán bộ trực tiếp phối hợp với Công an thành phố Hải Phòng để truy bắt Đồng Xuân Phong nhưng không bắt được (mặc dù thời gian này Phong thường xuyên lẩn trốn tại địa bàn Hải Phòng).

Ngày 22/4/2011, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an thành phố Hải Phòng có báo cáo việc rà soát đối tượng truy nã có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng (trong đó có Đồng Xuân Phong) gửi đến bị cáo Dương Tự Trọng (khi đó là Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hải Phòng) nhưng bị cáo Trọng không có ý kiến chỉ đạo, cũng không tổ chức, triển khai lực lượng tiến hành truy bắt theo chức năng, nhiệm vụ được giao mặc dù từ năm 2010, bị cáo Trọng đã biết rõ Phong bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh truy nã vì có liên quan đến vụ án kinh tế.

Ngày 17/5/2012, sau khi nhận được thông báo của ông Dương Chí Dũng (là anh trai Dương Tự Trọng) về việc đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam, bị cáo Trọng đã chỉ dẫn Dũng về nhà bạn gái của Trọng để trốn và chờ người của Trọng đến đón.

Sau đó, ngày 18/5/2012, bị cáo Dương Tự Trọng yêu cầu Đồng Xuân Phong (đang trốn truy nã tại Hải Phòng) thông qua Vũ Tiến Sơn (khi đó là Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an thành phố Hải Phòng) cùng phối hợp để tổ chức cho ông Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài.

Dự kiến phiên tòa diễn ra trong một ngày 28/8. Vụ án chỉ có một bị cáo Dương Tự Trọng. Ông Nguyễn Đình Hưng, Luật sư - Văn phòng luật sư Hưng Giang (thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) bào chữa cho bị cáo Dương Tự Trọng.

Theo Đoàn Minh Huệ/Vietnam+

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên phối hợp tìm biện pháp hợp tình, hợp lý nhằm giải quyết 16% chưa hoàn thành phân giới cắm mốc và xây dựng đường biên giới hai nước hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Ông Lê Minh Hưng: 'Sắp xếp, tinh gọn bộ máy thì phải đề xuất sửa luật, thậm chí cả Hiến pháp'

Ông Lê Minh Hưng: 'Sắp xếp, tinh gọn bộ máy thì phải đề xuất sửa luật, thậm chí cả Hiến pháp'

(PLO)- Ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết, đi kèm với đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức thì phải đề xuất sửa đổi văn bản pháp luật, kể cả một số văn bản pháp luật rất quan trọng, như Hiến pháp.

Thủ tướng phân công nhiệm vụ cụ thể cho 7 Phó Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng phân công nhiệm vụ cụ thể cho 7 Phó Thủ tướng Chính phủ

(PLO)- Theo quyết định, Thủ tướng Chính phủ là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, những vấn đề có tính chiến lược, khó, nhạy cảm, tác động lớn đến phát triển đất nước. Các Phó Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng.