Sao không chế tài công chức làm sai?

Tuy nhiên, mức độ cải thiện là chưa đồng đều giữa các lĩnh vực, các địa phương.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), qua khảo sát 10.000 DN cho thấy các lĩnh vực về thủ tục xuất nhập khẩu, bảo vệ nhà đầu tư, phá sản DN… được xem là không có cải thiện đáng kể. Cụ thể, dù Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu không được thanh tra, kiểm tra DN quá một lần/năm song theo khảo sát trên 10.000 DN cho thấy vẫn có tới 40% DN bị thanh tra, kiểm tra từ hai lần trở lên. Năm 2016, con số này là 48%. Các DN vẫn phàn nàn là nhiều cơ quan, bộ, ngành cùng thanh tra, kiểm tra gây nên sự chồng chéo.

Về việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, hầu hết các bộ, ngành đều có cắt giảm vượt mục tiêu. Song điều tra của VCCI cho thấy có tới 58% DN phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện (giấy phép con); 42% DN gặp khó khăn trong xin giấy phép kinh doanh có điều kiện. Đáng chú ý liên quan đến xuất nhập khẩu và kiểm tra chuyên ngành, chỉ 43% DN đánh giá có sự thay đổi tích cực.

Có 49% ý kiến trả lời cho rằng các thủ tục giấy phép xây dựng có chuyển biến nhưng vẫn khá phức tạp dẫn tới DN phải thuê khoán dịch vụ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bắt tay giữa cán bộ nhà nước và công ty tư vấn bên ngoài.

 “Các bộ đều báo cáo đã hoàn thành mục tiêu cắt giảm ít nhất 50% điều kiện kinh doanh nhưng theo đánh giá của chúng tôi, cắt giảm có tác động thực chất chỉ khoảng trên 40%” - TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cho rằng người dân và DN nếu làm sai thì đủ các căn cứ để phạt. Nhưng với các công chức, nhất là những người soạn thảo các văn bản, quy định pháp luật, nếu làm sai thì gây thiệt hại rất nhiều cho DN, người dân nhưng lại thiếu các cơ chế xử phạt.

“Tôi nghĩ có nghị định nào đó về công chức hay viên chức nhưng nhiều trường hợp nay sai phạm mà mai vẫn… đi làm bình thường. DN sai thì dẫn điều luật xử phạt rất nhanh nhưng cán bộ, công chức làm sai thì không thấy bị xử lý” - ông Nam nói và đề nghị các cơ quan chức năng cần ghi nhận ý kiến này của cộng đồng DN để kiến nghị lên Thủ tướng.

Đừng bỏ lỡ

Ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu gia tăng: Cần làm gì?

Ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu gia tăng: Cần làm gì?

(PLO)- Vừa qua, tại TP.HCM liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Trước những diễn biến này, Th.S-BS Đặng Ngọc Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng TP.HCM, có những khuyến nghị nhằm phòng tránh nguy cơ ngộ độc.

Đọc thêm

Hướng tới nền kinh tế xanh cho vùng Đông Nam Bộ

Hướng tới nền kinh tế xanh cho vùng Đông Nam Bộ

(PLO)- Nhiều chia sẻ sát thực tế được đánh giá cao tại Hội thảo “Khu vực Đông Nam Bộ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững”.

Doanh nghiệp kiến nghị cần tiếp tục có các biện pháp kích cầu tiêu dùng

50% doanh nghiệp kiến nghị giảm lãi suất cho vay

(PLO)- Để hỗ trợ doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo trong các quý tiếp theo, 50,1% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay để có nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.