Đây là một trong những nội dung có sự tranh luận gay gắt giữa VKS và các luật sư trong chiều ngày 15-1, xét xử vụ án cố ý làm trái và tham ô xảy ra tại PVN và PVC.
Theo kết luận giám định, ông Đinh La Thăng và các bị cáo đã gây thiệt hại cho PVN tổng số tiền gần 120 tỉ đồng (gồm số tiền lãi tối thiểu trên số tiền không sử dụng vào mục đích dự án và số tiền lãi suất phát sinh tới ngày PVN chính thức đòi tiền tạm ứng sử dụng sai mục đích).
VKS cho rằng có đủ cơ sở để khẳng định số tiền thiệt hại 119 tỉ đồng theo kết luận của cơ quan giám định là có căn cứ và hợp lý. Trong khi, quan điểm của các luật sư và bị cáo nhận định, việc tạm ứng này không xảy ra thiệt hại hoặc có thiệt hại xảy ra nhưng mức thiệt hại không đáng kể (khoảng trên dưới 15 tỉ đồng) là không đúng.
Theo đại diện VKS, trước khi xác định việc PVN tạm ứng cho PVC có làm lợi cho PVC hay không thì phải xác định hành vi của PVN tạm ứng có đúng pháp luật hay không, PVC có được phép sử dụng hay không? Sau khi biết PVC sử dụng tiền tạm ứng sai mục đích thì PVN có thu hồi lại không? Tại sao PVC gặp khó khăn về tài chính nên buộc phải sử dụng sai mục đích số tiền tạm ứng của Thái Bình 2?...
Vị đại diện sau đó cũng nhấn mạnh, cáo trạng kết luận và các bị cáo đã thừa nhận việc tạm ứng theo hợp đồng 33 là không đúng pháp luật và sử dụng tiền tạm ứng sai mục đích là trái quy định của pháp luật.
Theo VKS, thiệt hại trong vụ án này được xác định căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 608 BLDS 2005 (lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản). Cụ thể, trong tổng số hơn 1.300 tỉ đồng và 6,6 triệu USD mà PVN ứng sai quy định và bị PVC chiếm dụng sai mục đích trong suốt gần 10 tháng (từ 23-5-2011 đến 20-3-2012) là vốn nhà nước từ quỹ đầu tư phát triển của PVN. Vì vậy các tổ chức, cá nhân gây thiệt hại gắn với số tiền này phải có trách nhiệm bồi thường.
Đại diện VKS cho rằng, sau khi nhận tiền tạm ứng, từ 11-10-2011 đến hết năm 2012, PVC thực tế chỉ thanh toán khoảng 260 tỉ đồng vào dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, trong đó tính đến hết năm 2011 chỉ sử dụng cho dự án 196 tỉ đồng; cả năm 2012 hầu như chi rất ít cho dự án, với số tiền khoảng 75 tỉ đồng, chủ yếu là chi phí quản lý vì chưa có thiết kế kỹ thuật làm căn cứ triển khai công việc cụ thể.
“Trong điều kiện bình thường, không có cơ sở để PVN chuyển tiền từ tài khoản thanh toán cho PVC khi chưa hoàn thiện các thủ tục và phê duyệt kế hoạch sử dụng tiền. Xét về mặt hiệu quả kinh tế, trong thời gian dài gần 10 tháng và chưa được phép sử dụng số tiền nêu trên, việc gửi Ngân hàng với lãi suất có kỳ hạn là phù hợp theo quy định Điều 72 Luật Doanh nghiệp 2005”- đại diện VKS nói và khẳng định số thiệt hại đã được xác định là “số tiền có lợi cho các bị cáo”.
Các luật sư và đại diện VKS trong phiên tòa
Tranh luận lại chiều qua, luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bào chữa cho ông Đinh La Thăng) cho rằng VKS “có sự lẫn lộn”. Luật sư Thiệp cho rằng nếu đây là tranh chấp phát sinh giữa hai doanh nghiệp, giải quyết theo trình tự kinh doanh thương mại hoặc tranh chấp dân sự thì việc áp dụng điều 608 để tính thiệt hại cho các bên là đương nhiên. Nhưng đây là vụ án hình sự, hậu quả của hành vi phạm tội phải là hậu quả thực tế đã xảy ra, không thể tính hậu quả trong tương lai.
“VKS cho rằng số tiền chưa dùng đến này, việc gửi ngân hàng lấy lãi là phù hợp. Vậy tôi đề nghị đưa ra căn cứ để xác định việc tính lãi suất trên tiền gửi có kỳ hạn, thời gian gửi là bao nhiêu để tính thiệt hại? Căn cứ nào tính số tiền này nằm trong tài khoản bao lâu không được sử dụng đến (số tiền này nằm ở tài khoản thanh toán)?”- luật sư Thiệp đề xuất.
Đặc biệt, luật sư của ông Đinh La Thăng còn đề nghị VKS chứng minh việc một DN sử dụng tiền ngân sách được phép gửi tiền ngân sách vào NH để hưởng lãi.
Tranh luận tiếp sau đó, luật sư Trần Hồng Phúc cũng cho rằng việc tính thiệt hại dựa trên lợi ích của tài sản khai thác trong tương lai là “không phù hợp”.
Theo luật sư Phúc, thực tế những năm trước đã xảy ra vụ án Ngân hàng ACB đã ủy thác đầu tư để lấy lãi vay, hành vi này đã bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu vụ án này lại tính thiệt hại là lãi vay đồng nghĩa với việc đi ngược lại đường lối xử lý của vụ án trước, đi ngược lại quan điểm chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương.
“Cái sai trong vụ án này lại là cái đúng trong vụ án khác thì rõ ràng thể hiện quan điểm tiền hậu bất nhất của chúng ta”- luật sư Phúc khẳng định và cho biết bà rất muốn nghe quan điểm đối đáp của đại diện VKS trong việc cho rằng tính lãi suất tiền gửi như vậy là hợp lý.
“Nếu có thể, chúng tôi mong HĐXX triệu tập giám định viên để tham gia phần đối đáp này vì trách nhiệm này không nên đổ lên vai của VKS vì câu chuyện này là của người giám định, VKS chỉ căn cứ vào hồ sơ tài liệu của cơ quan chuyên môn thôi”- bà Phúc nói.
LS Phạm Công Hùng (bào chữa cho nguyên phó TGĐ PVN Nguyễn Quốc Khánh) thì cho rằng BLHS hiện hành không có hành vi nào xác định lợi ích nhóm là một tình tiết tăng nặng hay là một hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm. “Nếu cơ quan áp dụng pháp luật đưa ra một khái niệm khác luật để đề nghị xử lý những người vi phạm thì không hợp lệ” - ông Hùng nói.
(PLO)- Hơn 1 tháng rèn luyện trong môi trường quân ngũ, hàng nghìn nam tân binh không chỉ tăng cường thể lực mà còn trưởng thành cả về nhận thức và tác phong.
(PLO)- Tiệc tại nhà là tổ chức sự kiện tại không gian gia đình để đón tiếp khách mời trong không khí riêng tư, ấm cúng. Đặt nấu tiệc tại nhà, nấu đám cưới trọn gói giúp khách hàng tiết kiệm chi phí vì giá dịch vụ hiện nay khá rẻ
(PLO)- Dự báo thời tiết ngày 15-4, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc có nhiều mây, mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây và trời nắng.
(PLO)- Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội đề nghị dự thảo Luật Dẫn độ quy định cụ thể phương án xử lý trường hợp phía nước ngoài yêu cầu Việt Nam cam kết không áp dụng hình phạt tử hình.
(PLO)-Ngoài hình phạt đối với các bị cáo, đại diện VKS đề nghị Tòa án thu hồi 3 khu đất liên quan Tổng công ty Chè, giao về UBND TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng quản lý.
(PLO)- Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, do đó chuyên gia nhận định cần ban hành Luật Kinh tế số, xây dựng thể chế linh hoạt, đồng bộ, thống nhất.
(PLO)- Sau hơn một ngày xét xử 13 bị cáo trong vụ án sai phạm tại Trung tâm đăng kiểm xe lớn nhất Đồng Nai, Toà quyết định trả hồ sơ để làm rõ hành vi phạm tội của một bị truy tố về tội đưa hối lộ.
(PLO)- Đỗ Nguyên Khang sử dụng các tài khoản mạng xã hội, fanpage để soạn thảo, đăng tải, chia sẻ các bài viết có thông tin sai sự thật, xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc,...
(PLO)- Theo luật sư, chất lượng hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả.
(PLO)- HĐXX sơ thẩm xác định ông Lưu Bình Nhưỡng lợi dụng chức vụ quyền hạn tác động đến cá nhân, tổ chức giải quyết có lợi cho người khác để hưởng lợi.
(PLO)- Theo chuyên gia, chứng thực khác với công chứng nên việc không yêu cầu nộp giấy tờ chứng thực vì đã tích hợp trên VNeID không đồng nghĩa với việc bỏ hoạt động công chứng.
(PLO)- Giám đốc, 2 phó giám đốc trung tâm và 10 người khác bị xét xử về các hành vi đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn và làm giả tài liệu.
(PLO)- Cựu Tổng giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam thừa nhận hành vi ký các nghị quyết, hợp đồng, văn bản... chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê, phần vốn góp, quyền góp vốn đối với 3 khu đất vàng.
(PLO)- Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) đã bổ sung hành vi gây thiệt hại khi thực hiện mô hình kinh doanh mới nếu đã tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.
(PLO)- Bị cáo Nguyễn Hữu Thái đã thu lợi bất chính 15 tỉ đồng từ hành vi môi giới mại dâm và thu phí thành viên trên các hội nhóm (đăng tải video, hình ảnh nhạy cảm) trên Telegram.