Bắc Kinh khuyên Đài Loan quen dần với tập trận vây đảo

Thời gian gần đây truyền thông Trung Quốc liên tục đưa tin về các cuộc tập trận “vây quanh đảo” gần Đài Loan, đặc biệt các cuộc tập trận trong tháng 12.

Trong số này có một số hình ảnh được công bố cho thấy ở phía sau một oanh tạc cơ của không quân Trung Quốc là Ngọc Sơn – ngọn núi cao nhất ở Đài Loan.

Máy bay F-16 của Đài Loan (dưới) bám theo một máy bay ném bom H-6 của không quân Trung Quốc trong một hoạt động ngăn chặn. Ảnh: TAIPEI TIMES

Ngày 27-12, khi được hỏi về các cuộc tập trận ngày một tăng của quân đội Trung Quốc gần Đài Loan cũng như các hình ảnh mới được công bố, Văn phòng sự vụ Đài Loan (TAO) trực thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết cơ quan này và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã liên tục nhắc lại rằng các cuộc tập trận trên là “thường lệ”.

“Mọi người sẽ quen dần với nó” – ông An Phong Sơn, người phát ngôn Văn phòng sự vụ Đài Loan của Trung Quốc, trả lời trong cuộc họp báo ngày 27-12, theo Reuters.

Trước đó, trong một báo cáo quốc phòng thường niên ngày 26-12, chính quyền Đài Bắc cho biết các cuộc tập trận quân sự thường xuyên và với tần xuất ngày một tăng của Bắc Kinh hiện đặt ra “mối đe dọa to lớn” đối với an ninh Đài Loan, theo nhật báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP).

Hình ảnh được Không quân Trung Quốc đăng trên Weibo ngày 16-12 cho thấy  phía sau máy bay ném bom chiến lược H-6K là hai đỉnh núi Ngọc Sơn ở huyện Nam Đầu của Đài Loan. Ảnh: KHÔNG QUÂN TRUNG QUỐC

Theo cơ quan quốc phòng Đài Loan, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trong năm qua đã tiến hành 16 cuộc tập trận gần hòn đảo này. Chính quyền Đài Bắc nói thêm rằng mối đe dọa quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan đang tăng từng ngày.

Chính quyền Bắc Kinh xem Đài Loan là một tỉnh không thể tách rời của Trung Quốc và tuyên bố sẽ sẵn sàng sử dụng vũ lực để hợp nhất hòn đảo này với Trung Quốc đại lục.

Hôm 8-12, ông Lý Khắc Tân, công sứ đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, còn cảnh báo: “Ngày mà một tàu chiến hải quân Mỹ đến thăm Cao Hùng (TP miền Nam Đài Loan) cũng là ngày Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc hợp nhất Đài Loan bằng lực lượng quân sự”.

Tuyên bố của ông Lý được đưa ra trong bối cảnh Quốc hội Mỹ hồi tháng 9 đã thông qua Điều luật cấp phép quốc phòng quốc gia 2018, theo đó cho phép các chuyến thăm qua lại của tàu hải quân Mỹ và Đài Loan.

Theo Sputnik, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tăng cường quan hệ với Đài Loan. Ông Trump cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên đối thoại trực tiếp với một lãnh đạo Đài Loan kể từ thời cựu Tổng thống Jimmy Carter.

Phát biểu tại một cuộc họp báo kết thúc năm ở Đài Bắc, ông Lại Thanh Đức (William Lai), một lãnh đạo cấp cao của Đài Loan, cho biết rằng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang theo dõi sát sao các hoạt động của không quân Trung Quốc. Ông nhắc lại Đài Loan muốn phát triển quan hệ hòa bình với Bắc Kinh.

Đừng bỏ lỡ

Điểm tin ANTT: Báo án giả mong người yêu quay lại; Công an nói gì về tin đồn mẹ đoạt mạng con?

Điểm tin ANTT: Báo án giả mong người yêu quay lại; Công an nói gì về tin đồn mẹ đoạt mạng con?

(PLO)- Bé trai ngủ quên trên cây xoài khiến nhiều người đi tìm trong đêm; Công an thông tin về tin đồn mẹ đoạt mạng con ruột ở Quảng Nam; Nam thanh niên báo án giả để mong người yêu quay lại; Bắt kẻ giả danh cảnh sát hình sự cưỡng đoạt tiền của người đi đường; Bộ Công an kêu gọi 20 người liên quan vụ đánh bạc ở khách sạn Pullman ra trình diện.

Đọc thêm

Thổ Nhĩ Kỳ bàn với Mỹ chuyện loại S-400 Nga để mua F-35?

Thổ Nhĩ Kỳ bàn với Mỹ chuyện loại S-400 Nga để mua F-35?

(PLO)- Có thông tin rằng để Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập trở lại chương trình F-35, các quan chức Mỹ đã yêu cầu Ankara bàn giao các hệ thống S-400 mua từ Nga cho Mỹ hoặc di chuyển những hệ thống này tới khu vực do Mỹ kiểm soát ở căn cứ Incirlik.

Lý do MiG-35 chật vật tìm người mua trong khi MiG-29 được ’sủng', dù cùng là tiêm kích Nga

Lý do MiG-35 chật vật tìm người mua trong khi MiG-29 được ’sủng', dù cùng là tiêm kích Nga

(PLO)- Cùng là tiêm kích Nga nhưng lại có số phận hoàn toàn khác nhau, trong bài viết "Cùng là tiêm kích Nga, tại sao MiG-29 được 'sủng' còn MiG-35 chật vật tìm người mua?" chúng ta biết MiG-29 đã được bàn giao tới hơn 40 nước trong khi MiG-35 gần như vắng mặt trong các hoạt động nghiệp vụ tại Nga và cũng chưa tìm thấy khách hàng nước ngoài, hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao.