Ông Võ Thành Sơn, Giám đốc công ty TNHH Thương mại dịch vụ xây dựng Đồng hành nhận xét như trên tại hội nghị Kiều bào góp ý về chương trình nâng cao chất lượng giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn TP.HCMchiều 29-11.
Ông Nguyễn Chí Hùng, Kiều bào Đức chia sẻ tại hội nghị.
“Cách "học vẹt" khiến sinh viên không có tính sáng tạo, vì thế không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp khi tuyển dụng đều phải đào tạo lại. Vấn đề nữa là sức khỏe của sinh viên không đảm bảo do không được rèn luyện về thể lực", ông Sơn nói.
Ông Nguyễn Chí Hùng, kiều bào Đức, đồng tình: “Công ty tôi khi nhận sinh viên vào làm việc đa phần đều phải dạy lại vì các em thiếu kỹ năng cũng như kinh nghiệm thực tế. Nếu Bộ GD&ĐT điểm lại sẽ thấy các giáo sư đại học bao nhiêu người có kinh nghiệm kỹ nghệ trước khi trở thành giáo sư? Theo tôi con số này rất ít. Chúng ta đừng có quá câu nệ bằng cấp, vì một người có kinh nghiệm kỹ nghệ mặc dù chưa có bằng thạc sĩ vẫn có thể giảng dạy tốt”.
Lễ ký kết hợp tác giữa Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài thành phố. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
Ông Peter Hồng, kiều bào Úc, cũng chia sẻ hiện công ty ông mỗi khi nhận sinh viên công nghệ thông tin vào đều phải đào tạo lại từ sáu tháng đến một năm mới thành thục. "Vậy là đại học cứ đào tạo mà không quan tâm đến doanh nghiệp muốn gì sao?”, ông Peter Hồng băn khoăn.
Còn Tiến sĩ Bùi Văn Minh, kiều bào Pháp thì khẳng định: “Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì khi đào tạo chúng ta nên giúp sinh viên hiểu rõ học để ra làm chứ không phải để giữ vị trí cao trong xã hội".