Dự luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) vừa được Quốc hội cho ý kiến. Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh đề xuất nâng độ tuổi trẻ từ dưới 16 tuổi lên dưới 18 tuổi. Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu các quan điểm khác nhau này.
Bà NGUYỄN THỊ THU THỦY, nguyên Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM:
Tăng tuổi sẽ phù hợp khi có tòa án vị thành niên
Bà NINH THỊ HỒNG, Ủy viên Thường vụ Thường trực Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam:
Nâng độ tuổi trẻ em là cần thiết
Thứ hai, người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi chưa phát triển đầy đủ về sức khỏe, nhận thức, cần có sự quan tâm của Nhà nước. Theo khoa học và ngay cả Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cũng đã có nghiên cứu, chứng minh điều này.
Thứ ba, theo các đại biểu Quốc hội và thực tế hiện nay, khi tăng độ tuổi trẻ em sẽ không có ảnh hưởng quá nhiều. Hiến pháp 2013 (Điều 27) quy định công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. BLDS 2005 quy định người từ 18 tuổi trở lên là thành niên, là người lớn. BLHS, BLTTHS, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định người dưới 18 tuổi không phải chịu trách nhiệm như người thành niên. BLLĐ quy định người dưới 18 tuổi chỉ làm những công việc phù hợp để đảm bảo sức khỏe. Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Nghĩa vụ quân sự đều quy định thanh niên phải từ 18 tuổi trở lên…
Theo dự luật mới, học sinh THPT (dưới 18 tuổi) vẫn còn là trẻ em. (Ảnh minh họa)
Việc nâng độ tuổi trẻ em tác động rất lớn đến Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam. Luật cũ quy định trẻ em dưới 16 tuổi nên chúng tôi chỉ có thể giúp đỡ tác động với những em ở độ tuổi này thôi. Có những trường hợp gia đình của các bé ở độ tuổi 17-18 hay chính các bé đến xin giúp đỡ khi các em phạm lỗi hay có người xâm phạm… Khi đó chúng tôi chỉ có thể giúp đỡ tư vấn nhưng để đưa văn bản pháp lý lên các cơ quan hỗ trợ thì không thể, vì Hội lên tiếng sẽ không phù hợp. Trong khi như đã nói, độ tuổi này của các em rất nhạy cảm, rất dễ bị xâm phạm, tác động…
Ông PHẠM CÔNG HÙNG, nguyên Thẩm phán TAND Tối cao:
Tăng tuổi thì giải quyết được cái gì?
Về pháp luật, nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng rơi vào độ tuổi từ đủ 17 đến dưới 18 tuổi. Tôi từng xử một bị cáo chỉ còn thiếu hai ngày nữa là đủ 18 tuổi, phạm tội hiếp dâm và giết người. Bé gái nạn nhân chỉ mới 5-6 tuổi, bị bóp cổ dìm xuống nước, xót xa vô cùng. Sau khi tuyên mức án tối đa chỉ 18 năm tù, tôi khóc luôn tại phòng xử. Đau lòng quá, bị cáo thì nhởn nhơ, còn gia đình bị hại đau đớn tột cùng vì mất đi đứa con duy nhất.
Chế tài hình sự đối với người chưa thành niên đã là rất nhân đạo nhưng cũng phải xem xét ở khía cạnh đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm. Nếu chưa có nhận định gì sắc bén để tổng hợp rằng nếu từ đủ 16 đến dưới 18 vẫn là trẻ em thì tốt hơn theo tôi không nên sửa độ tuổi xác định là trẻ em.
Hơn nữa, tại sao lại đi ngược lại xu hướng phát triển chung của xã hội? Lứa trẻ em ngày nay đã được chăm sóc tốt hơn, phát triển hơn, thông minh hơn, giao lưu kết bạn nhiều hơn, tiếp thu thông tin, độ trưởng thành phát triển hơn lứa trước nhờ phát triển của kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin. Vậy thì tại sao lại kéo dài thời gian là trẻ em? Tôi cho rằng kéo dài độ tuổi trẻ em chẳng giải quyết được vấn đề gì.
Luật sư PHẠM CÔNG ÚT, Đoàn Luật sư TP.HCM:
Tăng độ tuổi sẽ giảm chế tài
Theo Điều 68 BLHS, người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự… Vậy khi quy định nâng tuổi cho trẻ em từ 16 tuổi lên 18 tuổi, phải chăng tuổi của người chưa thành niên cũng phải tăng theo, vô hình trung chế tài đối với họ phải giảm xuống hay sao?