3 lưu ý cho phụ huynh nhân vụ 231 cái tát

Pháp luật hiện hành không có quy định nào về thẩm quyền lấy lời khai của ban giám hiệu nhà trường đối với các em học sinh.

Vụ việc em N. bị phạt 231 cái tát đã được khởi tố thành vụ án hình sự. Điều tra và lấy lời khai là việc làm bình thường của cơ quan điều tra. Trong mọi trường hợp lấy lời khai của trẻ em phải đảm bảo sự có mặt và đồng ý của cha mẹ, người giám hộ hợp pháp của trẻ em. Quy trình tư pháp thân thiện với trẻ em cũng yêu cầu cán bộ điều tra là người được đào tạo để làm việc với trẻ em. Trong trường hợp cần thiết thì nhờ tới nhân viên công tác xã hội, chuyên viên tâm lý thay mặt để tiếp xúc, tìm hiểu thông tin từ trẻ em. Việc điều tra cũng hạn chế sự lặp lại, gây gợi nhớ nhiều lần có thể làm xấu đi tình trạng tâm lý của trẻ em.

Trước đây ở một số trường, khi xảy ra sự việc xâm hại trẻ em, nhà trường làm phiếu khảo sát để tìm hiểu bản chất vấn đề. Họ nghĩ đó là việc cần làm. Tuy nhiên, với các vụ việc xâm hại thì việc tìm hiểu bản chất vụ việc phải được tiến hành bằng các cách hỏi chuyện bởi những người có chuyên môn công tác xã hội, tâm lý và điều quan trọng nhất là phải được đảm bảo tính riêng tư, bí mật.

Ông Nhân lo ngại ngoài việc phải trả lời câu chuyện cho cơ quan điều tra, các em còn phải bị gợi nhớ khi kể lại sự việc với nhà trường, với báo chí, người thân… sẽ gây ảnh hưởng tâm lý lâu dài cho các em.

Do đó, với diễn biến vụ việc đang có nhiều phức tạp vì sự can thiệp của các bên như vậy, ông Nhân cho rằng các cơ quan tố tụng, nhà trường và cha mẹ của các em học sinh trong vụ học sinh bị phạt tát 231 cái cần lưu ý:

- Chăm sóc tâm lý con em của mình. Khi quan sát thấy có xu hướng tâm lý bất thường, hãy đưa các em đi gặp bác sĩ tâm lý để chẩn trị kịp thời. CODES có thể kết nối để hỗ trợ tâm lý cho các em theo số đường dây nóng: 0825685868.

- Đảm bảo các cuộc tiếp xúc của tất cả các bên (cơ quan chức năng, báo chí, cơ quan điều tra...) với con em của mình phải có sự đồng ý của cha mẹ/người giám hộ và bản thân các em; sự chứng kiến của người giám hộ. Người giám hộ phải từ chối các cuộc làm việc có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến các em.

- Hạn chế tiếp xúc nhiều lần với các em vì mục đích điều tra/tìm hiểu thông tin vụ việc với cùng nội dung mà các em đã chia sẻ trước đó.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm