30 năm đáng tự hào của Khoa Báo Chí và Truyền thông

30 năm đáng tự hào của Khoa Báo Chí và Truyền thông

(PLO)- Chiều 17-12,  Lễ kỷ niệm 30 năm đào tạo ngành báo chí và 15 năm thành lập khoa Báo chí Truyền thông (BC&TT) được long trọng tổ chức tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HCM (cơ sở Đinh Tiên Hoàng, quận 1).

Nhằm đánh dấu hành trình 30 năm đáng tự hào và để gắn kết các thế hệ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng, các thế hệ nhà báo, chuyên gia, các thế hệ sinh viên để cùng chung tay tiếp tục đào tạo những người làm báo, làm truyền thông có ích cho xã hội, Khoa Báo chí - Truyền thông long trọng tổ chức chuỗi hoạt động nhằm kỷ niệm 30 năm đào tạo ngành báo chí và 15 năm thành lập khoa.

Giảng viên, sinh viên tham gia lễ kỷ niệm

Giảng viên, sinh viên tham gia lễ kỷ niệm

"Ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi lớp báo chí đầu tiên được khai giảng tại giảng đường D - cũng chính là vị trí mà chúng ta đang ngồi đây, nhưng ở tầng trệt, khi tòa nhà này chưa xây. Ba mươi năm sau, được đón tiếp và gặp gỡ thầy cô ở đây, trong lễ kỉ niệm này, nhìn lại lịch sử, chúng tôi nhìn thấy mình trong hành trình của những người đi trước" - cô Triệu Thanh Lê (Trưởng khoa Báo chí - Truyền thông) chia sẻ đầy xúc động tại buổi lễ kỷ niệm.

Cô Triệu Thanh Lê, Trưởng khoa Báo chí - Truyền thông.

Cô Triệu Thanh Lê, Trưởng khoa Báo chí - Truyền thông.

Theo cô Lê, từ những khóa tuyển sinh chính quy đầu tiên của khoa Báo chí - Truyền thông trường ĐHKHXH&NV cho đến nay, ngành báo chí luôn là một trong những ngành có điểm trúng tuyển cao. Sinh viên tốt nghiệp ngành báo chí tìm được việc làm nhanh chóng sau khi ra trường và được các cơ quan tuyển dụng đánh giá tốt về năng lực làm việc.

Những thành tựu đạt được trong công tác đào tạo của Bộ môn và Khoa Báo chí - Truyền thông trong 30 năm qua có được nhờ nhiều yếu tố. Trong đó, bối cảnh xã hội tạo ra những thuận lợi trong công tác đào tạo. Nhu cầu của xã hội đối với nghề báo và truyền thông luôn cao. Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm sau 6 tháng là khoảng trên 90%. Vì vậy số lượng hồ sơ nộp vào ngành báo chí rất nhiều (thường là cao gấp mười so với khả năng tiếp nhận, thậm chí có năm cao gấp 20 lần). Nhu cầu theo học ngành cũng như nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động đã khiến cho ngành báo chí có nguồn tuyển sinh rất tốt.

"Ở cột mốc 30 năm, chúng tôi cũng suy nghĩ, mình sẽ ở đâu trong hành trình của những thế hệ giảng viên, sinh viên tiếp theo? Trong thế giới hiện đại, các nền tảng truyền thông thay đổi, kỹ thuật truyền thông thay đổi. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng tính chuyên nghiệp và sự tử tế của người làm báo và của nghề nghiệp này sẽ không thay đổi. Đào tạo ra những thế hệ làm báo, làm truyền thông chuyên nghiệp và tử tế là định hướng quan trọng nhất xuyên suốt từ quá khứ đến tương lai." - cô Triệu Thanh Lê nói.

Thầy cô dẫn dắt khoa BC&TT nhận hoa tri ân trong lễ kỷ niệm.

Thầy cô dẫn dắt khoa BC&TT nhận hoa tri ân trong lễ kỷ niệm.

Buổi lễ có sự góp mặt của nhiều cựu sinh viên đã và đang làm việc tại các cơ quan báo chí.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Phượng, phóng viên báo Tuổi Trẻ chia sẻ: "Mình là sinh viên khoa báo chí khoá 2016. Cơ hội học tập ở khoa Báo chí - Truyền thông đã tạo tiền đề cho công việc của mình như hôm nay.

Hiện tại mình đang là phóng viên ảnh, thường xuyên tác nghiệp thực tế, được gặp rất nhiều người, lắng nghe câu chuyện của họ và ghi nhận khách quan bằng hình ảnh và ngôn từ. Công việc của người làm báo tạo cho mình niềm đam mê và vốn sống thực tế tốt hơn, mình không những áp dụng được kiến thức thầy cô đã dạy trên lớp mà còn tự học được nhiều điều khi đi hiện trường.

Mình rất ấn tượng với các thầy cô của khoa. Các thầy cô không chỉ dạy về kiến thức chuyên môn trong quá trình học mà còn cho những bài tập để tụi mình đi thực tế, kinh nghiệm đi thực tế sau này mình áp dụng vào công việc rất nhiều.

Tỉ lệ sinh viên khoa ra trường có việc làm sau 6 tháng là khoảng trên 90%

Tỉ lệ sinh viên khoa ra trường có việc làm sau 6 tháng là khoảng trên 90%

: Một số hình ảnh học tập các môn liên quan đến chuyên ngành báo chí:

Sinh viên các khóa chụp ảnh kỷ niệm trong chuỗi sự kiện.

Sinh viên các khóa chụp ảnh kỷ niệm trong chuỗi sự kiện.

Tại Báo Pháp Luật TP.HCM nhiều phóng viên đã trưởng thành từ Khoa Báo chí và Truyền thông trường ĐHKHXH&NV như: Phóng viên Phạm Anh, Lê Thoa, Tự Sang, Trường Giang, Nguyễn Yên, Nguyệt Nhi...

Năm 1992 Bộ môn Báo chí trực thuộc Khoa ngữ văn, trường ĐH Tổng hợp TP.HCM được khai sinh.

12-9-2007, Khoa Báo chí và Truyền thông chính thức được thành lập. Chặng đường 30 năm là tiền đề cơ bản để Khoa Báo chí và Truyền thông phấn đấu cho một giai đoạn phát triển mới, theo hướng hiện đại, hội nhập và quốc tế hóa.

30 năm hình thành và phát triển, khoa Báo chí và Truyền thông đã tạo dựng được một vị trí vững vàng và trở thành thương hiệu uy tín nhất trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực báo chí và truyền thông cho khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Song song với việc đào tạo sinh viên hệ chính quy và hệ văn bằng 2 ở TP.HCM, Bộ môn Báo chí mở các lớp tại chức liên kết ở các tỉnh từ phía Nam Trung bộ đến đồng bằng sông Cửu Long… để đào tạo nguồn nhân lực báo chí cho các địa phương.

Trong 15 năm kể từ lúc thành lập Khoa đến nay, Khoa Báo chí và Truyền thông đã có những bước phát triển nhanh chóng. Bên cạnh các hệ đào tạo sẵn có, Khoa phát triển thêm các hệ báo chí chính quy chất lượng cao, báo chí 2+2 liên kết với ĐH Deakin (Úc), truyền thông đa phương tiện, cao học báo chí học.

Năm 2015, Khoa Báo chí và Truyền thông đạt chuẩn kiểm định quốc tế AUN-QA. Khoa cũng là đơn vị đầu tiên trong nhóm ngành Khoa học xã hội và Nhân văn thiết kế chương trình đào tạo theo chuẩn CDIO của Mỹ.

Đọc thêm