30 năm và 1.000 km kênh mương phủ xanh xứ hoang mạc

(PLO)- Ninh Thuận từ xứ hoang mạc nắng gió qua 30 năm phát triển với 22 hồ chứa và 1.000 km kênh mương đã tự chủ được nguồn nước.
Năm 1992, tỉnh Ninh Thuận tái lập trong điều kiện kinh tế cực kỳ khó khăn, nhiều thách thức. Ngành nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu nhất nước về cả quy mô và trình độ phát triển, là tâm điểm của khô hạn. Thủy lợi chỉ có đập Nha Trinh và hệ thống kênh Chàm đã xuống cấp do trải qua gần ngàn năm. Ảnh đập Nha Trinh.

Năm 1992, tỉnh Ninh Thuận tái lập trong điều kiện kinh tế cực kỳ khó khăn, nhiều thách thức. Ngành nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu nhất nước về cả quy mô và trình độ phát triển, là tâm điểm của khô hạn. Thủy lợi chỉ có đập Nha Trinh và hệ thống kênh Chàm đã xuống cấp do trải qua gần ngàn năm. Ảnh đập Nha Trinh.

Ông Nguyễn Văn Xưng, Chủ tịch Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận, chia sẻ nông nghiệp được xác định luôn là bệ đỡ khi nền kinh tế gặp khó khăn. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận qua các thời kỳ xác định thủy lợi chính là mấu chốt để sản xuất nông nghiệp và là động lực phát triển của địa phương.

Ông Nguyễn Văn Xưng, Chủ tịch Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận, chia sẻ nông nghiệp được xác định luôn là bệ đỡ khi nền kinh tế gặp khó khăn. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận qua các thời kỳ xác định thủy lợi chính là mấu chốt để sản xuất nông nghiệp và là động lực phát triển của địa phương.

Theo ông Xưng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 22 hồ chứa nước với tổng dung tích thiết kế là 414 triệu m3 nước, 30 trạm bơm điện, bốn hệ thống đập dâng lấy nước trên Sông Cái, một số đập thời vụ với tổng chiều dài kênh mương quản lý gần 1.000 km.

Theo ông Xưng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 22 hồ chứa nước với tổng dung tích thiết kế là 414 triệu m3 nước, 30 trạm bơm điện, bốn hệ thống đập dâng lấy nước trên Sông Cái, một số đập thời vụ với tổng chiều dài kênh mương quản lý gần 1.000 km.

Năm 2020, hệ thống thủy lợi Tân Mỹ được đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng. Đây được xem là hệ thống thủy lợi tiên tiến, hiện đại nhất Việt Nam, bao gồm hồ chứa nước Sông Cái có dung tích toàn bộ là 219 triệu m3 và hạng mục đập dâng Tân Mỹ với gần 30 km hệ thống đường ống thép dẫn nước có đường kính hơn 2 m.

Năm 2020, hệ thống thủy lợi Tân Mỹ được đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng. Đây được xem là hệ thống thủy lợi tiên tiến, hiện đại nhất Việt Nam, bao gồm hồ chứa nước Sông Cái có dung tích toàn bộ là 219 triệu m3 và hạng mục đập dâng Tân Mỹ với gần 30 km hệ thống đường ống thép dẫn nước có đường kính hơn 2 m.

Ông Xưng nói mục tiêu của công trình không chỉ nhiệm vụ tưới trực tiếp cho 7.480 ha đất canh tác. Công trình này còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng là bổ sung nước cho các hệ thống thủy lợi thường xuyên bị thiếu nước bao gồm các hồ chứa Cho Mo, Ông Kinh, Sông Trâu, Bà Râu. Đặc biệt là bổ sung nguồn nước chủ động cho hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm giúp tỉnh Ninh Thuận chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh, phát triển kinh tế liên các vùng phía Bắc của tỉnh.

Ông Xưng nói mục tiêu của công trình không chỉ nhiệm vụ tưới trực tiếp cho 7.480 ha đất canh tác. Công trình này còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng là bổ sung nước cho các hệ thống thủy lợi thường xuyên bị thiếu nước bao gồm các hồ chứa Cho Mo, Ông Kinh, Sông Trâu, Bà Râu. Đặc biệt là bổ sung nguồn nước chủ động cho hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm giúp tỉnh Ninh Thuận chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh, phát triển kinh tế liên các vùng phía Bắc của tỉnh.

"Diện tích cấp nước của công ty lên đến hơn 73.000 ha tính vào năm 2021, tăng bình quân hàng năm trên dưới khoảng 2,5% so với kế hoạch UBND tỉnh giao. Đồng thời, còn phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, dịch vụ và các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh với tổng sản lượng mỗi năm hơn 22 triệu m3 nước"- ông Xưng cho hay.

"Diện tích cấp nước của công ty lên đến hơn 73.000 ha tính vào năm 2021, tăng bình quân hàng năm trên dưới khoảng 2,5% so với kế hoạch UBND tỉnh giao. Đồng thời, còn phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, dịch vụ và các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh với tổng sản lượng mỗi năm hơn 22 triệu m3 nước"- ông Xưng cho hay.

Ông Xưng cho biết quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thích ứng biến đổi khí hậu cũng đã đề xuất các giải pháp thủy lợi trên Sông Lu như xây dựng hồ chứa nước Phước Hà, Tân Giang 2 và xây dựng công trình kết nối liên thông cụm hồ Tân Giang – Phước Hà- Sông Biêu – Suối Lớn; xây dựng hồ chứa nước Ô Căm chuyển nước về suối Ngang lưu vực hồ Phước Trung và xây dựng kênh chuyển nước từ hồ Phước Trung về hồ Thành Sơn.... Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo một số hệ thống thủy lợi hiện có để phấn đấu đến năm 2030 đảm bảo lượng nước cấp của các công trình thủy lợi cho các ngành kinh tế toàn tỉnh là 1.427 triệu m3 nước.

Ông Xưng cho biết quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thích ứng biến đổi khí hậu cũng đã đề xuất các giải pháp thủy lợi trên Sông Lu như xây dựng hồ chứa nước Phước Hà, Tân Giang 2 và xây dựng công trình kết nối liên thông cụm hồ Tân Giang – Phước Hà- Sông Biêu – Suối Lớn; xây dựng hồ chứa nước Ô Căm chuyển nước về suối Ngang lưu vực hồ Phước Trung và xây dựng kênh chuyển nước từ hồ Phước Trung về hồ Thành Sơn....

Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo một số hệ thống thủy lợi hiện có để phấn đấu đến năm 2030 đảm bảo lượng nước cấp của các công trình thủy lợi cho các ngành kinh tế toàn tỉnh là 1.427 triệu m3 nước.

Chủ tịch Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận, cho biết để kịp thời, chủ động trong quản lý, khai thác các công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa trong công tác quản lý vận hành, công tác áp dụng khoa học - công nghệ hiện đại. Công ty chủ động tìm tòi, đầu tư vào việc phát triển các hệ thống đo nước tự động để tăng khả năng kiểm soát, quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước có hiệu quả. Trong đó, có hệ thống sử dụng công nghệ Scada (hệ thống giám sát mực nước tự động) trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại các nước phát triển trên thế giới.

Chủ tịch Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận, cho biết để kịp thời, chủ động trong quản lý, khai thác các công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa trong công tác quản lý vận hành, công tác áp dụng khoa học - công nghệ hiện đại. Công ty chủ động tìm tòi, đầu tư vào việc phát triển các hệ thống đo nước tự động để tăng khả năng kiểm soát, quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước có hiệu quả. Trong đó, có hệ thống sử dụng công nghệ Scada (hệ thống giám sát mực nước tự động) trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại các nước phát triển trên thế giới.

30 năm và 1.000 km kênh mương phủ xanh xứ hoang mạc ảnh 9

Tuy nhiên, hiện nay Công ty cũng gặp nhiều khó khăn khi nhiều hệ thống thủy lợi đã bị xuống cấp, đặc biệt là các hệ thống đập dâng trên Sông Cái bao gồm Sông Pha, Nha Trinh, Lâm Cấm được đầu tư từ thời Pháp thuộc có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm. Một số hồ chứa cần được tu sửa, nâng cấp; nhiều tuyến kênh cấp 1 bị hư hỏng và chưa được kiên cố hóa.

Bên cạnh đó tình trạng vi phạm bảo vệ công trình thủy lợi ngày càng nhiều và kinh phí hoạt động khó khăn. Đơn giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi theo giá được Chính phủ quy định từ những năm 2012 hiện tại giá này đã không còn phù hợp với giá cả thực tế hiện nay.

Trao đổi với PV, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, nhằm tiếp nối thành quả đã đạt được, hiện thực hóa các mục tiêu trong chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Chính phủ, cũng như thực hiện Nghị quyết của tỉnh về Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chương trình thích ứng biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu cấp nước phục vụ cho các nhà máy nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và dân sinh kinh tế trên địa bàn tỉnh. Sở đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi vận hành điều tiết nước hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp và các kinh tế khác trên địa bàn tỉnh; có giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ người lao động phục vụ công tác vận hành đáp ứng yêu cầu áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật trong tình hình mới.

Trao đổi với PV, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, nhằm tiếp nối thành quả đã đạt được, hiện thực hóa các mục tiêu trong chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Chính phủ, cũng như thực hiện Nghị quyết của tỉnh về Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chương trình thích ứng biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu cấp nước phục vụ cho các nhà máy nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và dân sinh kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Sở đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi vận hành điều tiết nước hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp và các kinh tế khác trên địa bàn tỉnh; có giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ người lao động phục vụ công tác vận hành đáp ứng yêu cầu áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật trong tình hình mới.

"Nông nghiệp công nghệ cao được xác định là một trong ba mũi nhọn phát triển kinh tế của Ninh Thuận và nghị quyết Đảng bộ tỉnh thì đến năm 2025 cơ cấu kinh tế ngành Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 18-19% GRDP của toàn tỉnh. Sở đã tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, chấp thuận chủ trương cho phép tự thực hiện các công trình đầu tư nuôi cá lòng hồ kết hợp phát triển du lịch trong lòng các hồ chứa nước lớn, đồng thời kết hợp xây dựng các công trình phát điện, thủy điện nhỏ tại các công trình hồ, đập kênh mương thủy lợi nhằm tăng nguồn doanh thu của công ty để cải thiện tiền lương, nguồn thu nhập chính cho toàn thể người lao động trong toàn Công ty"- ông Cương nói.

"Nông nghiệp công nghệ cao được xác định là một trong ba mũi nhọn phát triển kinh tế của Ninh Thuận và nghị quyết Đảng bộ tỉnh thì đến năm 2025 cơ cấu kinh tế ngành Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 18-19% GRDP của toàn tỉnh.

Sở đã tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, chấp thuận chủ trương cho phép tự thực hiện các công trình đầu tư nuôi cá lòng hồ kết hợp phát triển du lịch trong lòng các hồ chứa nước lớn, đồng thời kết hợp xây dựng các công trình phát điện, thủy điện nhỏ tại các công trình hồ, đập kênh mương thủy lợi nhằm tăng nguồn doanh thu của công ty để cải thiện tiền lương, nguồn thu nhập chính cho toàn thể người lao động trong toàn Công ty"- ông Cương nói.

Sở cũng tập trung nhiều giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Sở cũng tập trung nhiều giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.


Ninh Thuận đã đề ra trong năm 2023, ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ cấu theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh, liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu; nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả; chuyển đổi cơ cấu cây trồng 1.300 ha theo hướng hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm nước. Giá trị sản xuất trên diện tích đất chủ động đạt 142 triệu đồng/ha; tỷ lệ đất sản xuất chủ động nước tưới đạt 62,4%.

Ninh Thuận đã đề ra trong năm 2023, ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ cấu theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh, liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu; nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả; chuyển đổi cơ cấu cây trồng 1.300 ha theo hướng hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm nước. Giá trị sản xuất trên diện tích đất chủ động đạt 142 triệu đồng/ha; tỷ lệ đất sản xuất chủ động nước tưới đạt 62,4%.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm