1. Uống quá nóng
Khi pha xong cà phê, bạn nên để nguội trước khi uống.
Lý do là cà phê trên 65 độ C có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, theo báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới. Cà phê pha tại nhà hay được phục vụ trong quán thường đều vượt ngưỡng an toàn này.
Việc pha thêm kem hay sữa cũng chỉ làm giảm nhiệt chừng hai độ C. Một ly cà phê đen cần chừng năm phút để hạ nhiệt xuống dưới 65 độ.
2. Bạn dễ bị lo lắng
Nếu bạn có cảm giác lo lắng, nguyên nhân có thể do uống quá nhiều cà phê.
Caffeine trong cà phê có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh, giải phóng ra một loại hoocmon gây căng thẳng. Hoocmon này có thể tạo cảm giác lo lắng bồn chồn quá mức, rối loạn giấc ngủ - đặc biệt với những người bị chứng rối loạn hoảng sợ và lo lắng giao tiếp.
Để giảm tác dụng này của cà phê, bạn chỉ nên uống chừng 1-2 ly cà phê trung bình mỗi ngày hoặc dùng loại cà phê ít chất caffeine.
Nếu uống không đúng cách, cà phê sẽ có hại nhiều hơn có lợi. (Ảnh minh họa)
3. Mất ngủ quá lâu
Cà phê có thể dùng để tạm thời đối phó với một đêm cần thức nhiều. Nhưng về lâu về dài, cà phê sẽ không còn tác dụng nếu bạn chỉ ngủ được dưới năm tiếng chừng ba đêm.
Ngủ quá ít khiến hoạt động nhận thức bị trì trệ mà cà phê không thể giúp được. Nếu bị mất ngủ, bạn nên bỏ cà phê và ngủ trưa chừng 10 phút mỗi ngày.
4. Uống vào sáng sớm
Uống cà phê vào lúc 6 giờ sáng không giúp ích gì cho bạn. Lý do là trong vài giờ đầu tiên sau khi thức dậy, mức độ hoocmon gây căng thẳng cortisol ở mức cao nhất, đủ tạo năng lượng cho cơ thể bạn.
Nhiều chuyên gia cho rằng bạn nên uống cà phê vào khoảng 10-12 giờ trưa, khi mức cortisol bắt đầu giảm. Nếu uống cà phê quá sớm, bạn sẽ cần phải uống ly tiếp theo vài giờ sau đó, dẫn đến việc lạm dụng, phụ thuộc vào cà phê.
Với những người bị các tình trạng như cao huyết áp, tiểu đường, trào ngược dạ dày…, uống quá nhiều cà phê có thể làm tình trạng này nặng hơn.