6 định hướng công tác của Sở Tư pháp TP.HCM từ nay đến hết nhiệm kỳ

(PLO)- Sở Tư pháp TP.HCM đã đưa ra định hướng công tác từ nay đến hết nhiệm kỳ (2021-2026) nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác tư pháp.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Năm 2023, Sở Tư pháp TP.HCM đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Sở đã đạt được thành tích là đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua của ngành tư pháp cả nước.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cũng đánh giá rất cao những kết quả mà Sở Tư pháp TP.HCM đã đạt được trong năm 2023 cũng như từ đầu nhiệm kỳ cho đến nay về các mặt công tác.

Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh đến hai việc mà Sở làm rất tốt đó là công tác tư vấn pháp lý để giải quyết các vụ việc cụ thể, phức tạp và chuyển đổi số.

giam-doc-so-tu-phap-tphcm-huynh-van-hanh-phat-bieu-chi-dao.jpg
Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Huỳnh Văn Hạnh thống nhất cao với những định hướng công tác tư pháp từ nay đến hết nhiệm kỳ (2021-2026). Ảnh: MINH CHUNG

Mới đây, Sở Tư pháp TP.HCM đã đưa ra định hướng công tác từ nay đến hết nhiệm kỳ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác tư pháp. Cụ thể, Sở sẽ thực hiện sáu định hướng trọng tâm sau:

Một là, tập trung tham mưu nâng cao chất lượng công tác xây dựng và thực thi thể chế pháp luật, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, trong đó, chú trọng thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Qua đó, tạo hành lang pháp lý phù hợp và ổn định cho sự phát triển bền vững kinh tế, xã hội của TP.HCM; phát huy vai trò, hiệu quả tham gia của ngành tư pháp trong việc tham mưu xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong hội nhập quốc tế nhất là lĩnh vực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

Hai là, chủ động tham mưu thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tổ chức thi hành pháp luật, từ khâu phổ biến pháp luật đến kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật; tăng cường năng lực phản ứng chính sách của các cơ quan tư pháp, tổ chức pháp chế trên địa bàn TP.HCM.

Ba là, đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kết hợp có hiệu quả giữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, đưa các công tác này đi vào chiều sâu, bám sát nhu cầu xã hội và yêu cầu nhiệm vụ của TP.HCM, phù hợp với từng đối tượng và lộ trình triển khai thực hiện các Luật, Nghị định mới ban hành, có hiệu lực trong năm 2023, 2024, 2025.

Bốn là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp và pháp chế, trong đó tập trung vào những lĩnh vực như công chứng, thừa phát lại, hộ tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước, giao dịch bảo đảm, xử lý vi phạm hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính; đưa các lĩnh vực công tác tư pháp thực sự đến gần với người dân, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.

Năm là, tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp được giao theo Đề án 06…

Sáu là, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác tư pháp ba cấp chính quyền và đội ngũ cán bộ pháp chế sở, ngành góp phần tạo cơ sở thúc đẩy công tác tư pháp, pháp chế phát triển sâu rộng, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của TP.HCM.

Đẩy mạnh chủ trương “hướng về cơ sở”, đưa tư pháp gần dân hơn

Lãnh đạo Sở Tư pháp TP.HCM cho biết sẽ đẩy mạnh chủ trương “hướng về cơ sở”, đưa tư pháp gần dân hơn, tạo tiền đề cho sự chuyển biến đồng bộ vai trò, vị trí của ngành tư pháp TPHCM trong vai trò là cơ quan tham mưu giúp chính quyền TP.HCM chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Ngoài ra, Sở cũng tiếp tục nghiên cứu, thực hiện xã hội hóa theo lộ trình một số lĩnh vực thuộc ngành tư pháp đồng thời tăng cường chất lượng, hiệu quả một số dịch vụ công và dịch vụ pháp lý đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhân dân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm