Người Nhật giữ kỷ lục tuyệt đối về tuổi thọ. Ngoài ra, Nhật còn được coi là quốc gia có dáng chuẩn nhất thế giới vì chỉ có 3% người dân bị béo phì. Vậy bí quyết của họ là gì? Theo các chuyên gia y tế, thái độ đặc biệt của người Nhật đối với dinh dưỡng đóng một vai trò đáng kể trong việc giữ dáng này. Có một hệ thống dinh dưỡng đặc biệt được Chính phủ khuyến cáo và được áp dụng tích cực tại Nhật. Hệ thống dinh dưỡng này được phát triển vào năm 2000 bởi một số bộ và nổi tiếng với cái tên "Hướng dẫn hàng đầu về ẩm thực Nhật" (nổi tiếng chỉ sau một món đồ chơi phổ biến cho trẻ em).
Dưới đây là những chia sẻ của người Nhật về thực phẩm cũng như cách cấu trúc chế độ ăn của họ để vừa khỏe mạnh, sống lâu lại vừa dáng chuẩn, theo Bright Side.
1. Đặc điểm chính của “Hướng dẫn hàng đầu về ẩm thực Nhật" là ưu thế của carbohydrate với lượng chất béo thấp. Chế độ ăn được khuyến cáo là nên giảm lượng muối, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt và đồ uống có chứa nhiều đường.
2. Tất cả thực phẩm được chia thành nhiều nhóm - mỗi nhóm lại có một số lượng được khuyến nghị mỗi ngày nên tiêu thụ bao nhiêu (số lượng của các phần phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính của mỗi người).
Cơ sở nền tảng của chế độ ăn uống là ngũ cốc, tầm quan trọng không kém là rau (rau tươi, rau chế biến sẵn và rau nấu canh, súp), thịt và các món ăn từ cá. Trái cây và các sản phẩm từ sữa được đề xuất giữ tầm quan trọng thứ hai mỗi ngày.
Cơ sở nền tảng của chế độ ăn uống là ngũ cốc, tầm quan trọng không kém là rau, thịt và các món ăn từ cá. Ảnh: Internet
3. Chế độ này cũng chỉ rõ những gì chúng ta ăn không phải là quan trọng nhất mà còn là cách chúng ta, điều này cũng đóng vai trò quan trọng và thiết thực không kém.
Chế độ ăn cũng chỉ rõ không chỉ quan trọng với những gì chúng ta ăn, mà cách chúng ta ăn cũng quan trọng không kém. Hơn nữa, họ khuyên nên tìm một nhịp điệu tối ưu cho cơ thể của mình và theo dõi nó, cố gắng để hằng ngày mỗi bữa ăn được thiết lập vào cùng một thời điểm.
4. Chế độ ăn uống tập trung vào các sản phẩm địa phương và theo mùa như gạo hoặc cá và ngoại lệ lắm người Nhật mới ăn các món ăn quốc tế.
5. Mỗi bữa ăn được cân bằng và chứa các sản phẩm từ một số nhóm thực phẩm. Ví dụ, một bữa ăn trưa điển hình ở Nhật bao gồm gạo, thịt hoặc cá, súp Miso, một ly sữa và một loại trái cây.
6. Ý thức về dinh dưỡng được hình thành từ trường tiểu học. Bữa trưa không phải là thời gian nghỉ ngơi mà là một phần không thể thiếu trong chương trình giáo dục. Trong giờ ăn trưa, không ai phải giục hay hối thúc học sinh ăn và sau khi kết thúc bữa ăn trưa, trẻ em phải tự làm vệ sinh thật sạch các bàn của mình.
7. Điều quan trọng là phải bữa ăn vừa phải cũng như giữ cân bằng giữa lượng thức ăn ăn vào và lượng calo tiêu thụ. Bữa ăn được cân bằng với cả các hoạt động thể chất khác nhau trong ngày nữa.
8. Giữ thức ăn nấu sẵn trong một thời gian dài và nấu ăn trước không phải là hành động được xem là lành mạnh ở Nhật. Trọng tâm của người Nhật luôn là sản phẩm tươi sống.
Như bạn đã thấy, hệ thống dinh dưỡng của người Nhật rất rõ ràng và dễ hiểu. Đưa ra các ưu tiên cho các sản phẩm tươi sống và các món ăn của ẩm thực quốc gia, hạn chế tiêu thụ lượng chất béo, đồ ngọt và ăn cũng cần có ý thức.
Mặc dù đơn giản, các quy tắc này hoạt động rất hiệu quả. Những kết quả nghiên cứu này đã được xác nhận và được công bố trong năm 2016. Trong nghiên cứu này, một nhóm các nhà khoa học Nhật đã nghiên cứu thói quen ăn uống của gần 80.000 người Nhật trong 15 năm và chỉ ra những người làm theo các khuyến nghị dinh dưỡng chính thức thì tỉ lệ tử vong thấp hơn 15% so với thông thường.
Khuyến cáo - Thưởng thức bữa ăn thật ngon. - Thiết lập một nhịp điệu lành mạnh bằng cách ăn các bữa ăn vào cùng một thời điểm. - Ăn các bữa ăn cân bằng thực phẩm với các món ăn chính và phụ. - Ăn đủ ngũ cốc như gạo và các loại ngũ cốc khác. - Kết hợp rau, hoa quả, sản phẩm sữa, đậu và cá trong chế độ ăn uống. - Tránh ăn quá nhiều muối và chất béo. - Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và cân bằng lượng calo tiêu thụ với các hoạt động thể chất. - Tận dụng lợi thế chế độ ăn truyền thống theo văn hóa và các sản phẩm thực phẩm địa phương nhưng cũng kết hợp để tạo ra các món ăn mới và khác nhau. - Giảm lượng thức ăn dư thừa và chất thải thông qua các phương pháp nấu và cất trữ thích hợp. - Theo dõi lượng thức ăn hằng ngày để từ đó theo dõi được cả chế độ ăn uống. |