Ai sẽ được tăng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7?

(PLO)- Không phải tất cả NLĐ đều được tăng lương kể từ ngày 1-7 mà chỉ có một số trường hợp mới được áp dụng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Từ ngày 1-7, Nghị định 38/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 38/2022, mức lương tối thiểu tháng kể từ ngày 1-7 lần lượt của Vùng I, II, III, IV là 4.680.000 đồng, 4.160.000 đồng, 3.640.000 đồng, 3.250.000 đồng.

Tuy nhiên, không phải tất cả NLĐ đều được tăng lương kể từ ngày 1-7 mà chỉ có một số trường hợp mới được áp dụng.

Cụ thể, tại điều 2, Nghị định 38 quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Thứ nhất, NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 có mức lương hiện hành thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới nêu trên.

Thứ hai, NLĐ làm việc cho các doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp có mức lương hiện hành thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới nêu trên.

Thứ ba, NLĐ làm việc cho cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, theo thỏa thuận có mức lương hiện hành thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới nêu trên.

Theo điều 93 Bộ luật Lao động quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho NLĐ.

Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông NLĐ thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm