Orthorexia (chứng rối loạn ăn uống lành mạnh) là gì?
Giám đốc điều hành Butterfly Foundation, Christine Morgan, đã có những chia sẻ hữu ích trên báo chí về hội chứng rối loạn ăn uống này.
Orthorexia là chứng bệnh chưa nhiều người biết. Ảnh: Internet
Đây có thể xem là nhận thức về chuyện ăn uống lành mạnh. Nhận thức đó mạnh mẽ tới nỗi không chỉ là sự thích thú ăn uống lành sạch mà nó còn trở thành nỗi ám ảnh có thật.
Người mắc chứng orthorexia luôn cho rằng: “Tôi sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong lối sống, cả những thay đổi về xã hội và mọi thay đổi khác liên quan tới sự cam kết chặt chẽ của tôi với thứ mà tôi nhận thức là cách ăn uống lành sạch”.
Chứng rối loạn ăn uống lành mạnh phổ biến tới mức nào?
Hiện vẫn chưa có con số thống kê chính xác. Nhưng chắc chắn một điều, nếu bạn nhìn vào những gì đang diễn ra, qua các cuộc thảo luận chung trên mạng xã hội, trên truyền thông đại chúng, qua phản hồi độc giả gửi về tổ chức Butterfly Foundation, có sự gia tăng đáng kể của chứng ám ảnh với cách ăn uống lành mạnh. Núp dưới bóng ăn uống lành, sạch nhưng thực chất đó là những nhận thức sai lệch, gây ra nhiều tác hại.
Có ranh giới phân biệt rõ ràng giữa một bên là niềm đam mê sống lành mạnh với nguy cơ mắc một rối loạn ăn uống như orthorexia không? Dấu hiệu cho thấy đam mê lành mạnh của bạn có thể đã đi quá xa, trở thành nỗi ám ảnh là gì?
Một số dấu hiệu chứng rối loạn ăn uống lành mạnh
Không hề dễ dàng để định nghĩa điểm giới hạn giữa hai thái cực: đam mê ăn uống lành mạnh và rối loạn ăn uống. Nhưng bạn có lẽ cần quan tâm đặc biệt nếu phát hiện mình có những dấu hiệu sau:
- Tránh một số giao tiếp xã hội nhất định bởi vì bạn lo ngại thức ăn ở đó không lành, sạch.
- Loại bỏ hoàn toàn một số nhóm thực phẩm mà không có lý do về mặt y khoa.
- Lo sợ tới mức ám ảnh về mối quan hệ giữa những lựa chọn thực phẩm của bạn với những vấn đề sức khỏe xấu.
- Tăng thời gian suy nghĩ về thực phẩm.
- Cảm thấy tội lỗi khi không thể thực hiện được những quy tắc ăn kiêng nghiêm ngặt.
Tăng thời gian suy nghĩ về thực phẩm là một rong những dấu hiệu. Ảnh: Internet
Trong phần lớn trường hợp, chúng ta – vì bản thân mình hay vì những người mà chúng ta yêu thương – có thể cảm nhận ở một góc độ nào đó thời điểm mà niềm yêu thích lành mạnh trở thành nỗi ám ảnh tiêu cực.
Và đó chính là lúc chúng ta không thể cứ thế mà lờ nó đi. Bởi nếu ai đó bắt đầu thay đổi hành vi để tập trung vào nỗi ám ảnh của mình, rời xa cách sống cân bằng, thì chắc chắn vấn đề nảy sinh.
Nên làm gì nếu bộc lộ dấu hiệu?
Thứ nhất, đừng bỏ qua. Đây là điều đầu tiên bạn nên làm bởi một khi đã lún sâu vào con đường đó (quá ám ảnh về việc phải duy trì cách ăn uống lành sạch), bạn sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực. Vì vậy, nếu bạn lo lắng cho chính mình hay người bạn yêu thương, hãy chủ động tìm hiểu và giúp đỡ họ giải quyết. Đừng bỏ qua!
Thứ hai, phải tìm hiểu để có thêm thông tin. Tự mình nghiên cứu, tự mình học hỏi để xem chuyện gì đang xảy ra. Bạn có thể trò chuyện với ai đó có chuyên môn (thuộc những tổ chức như Butterfly). Các tư vấn viên sẽ giải thích cho bạn các trường hợp cần lo ngại và xử lý .
Thứ ba, nếu đúng là bạn bị chứng orthorexia, hãy trò chuyện với người mà bạn yêu thương, theo cách nhẹ nhàng, phù hợp.
Nên nhờ đến bác sĩ để giải quyết vấn đề. Ảnh: Internet
Thứ tư, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia, đó có thể là bác sĩ, nhà tâm lý. Đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ sớm. Đừng chờ đợi tới lúc sức khỏe suy giảm, nếu bạn không muốn bỏ lỡ cơ hội quan trọng để khỏi bệnh.